Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 82)

2.3.2.1 Thành công.

Hiện nay trên thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam có rất nhiều NHTM cổ phần và các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đang trong tiến trình cổ phần hóa. Song hành với nó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác vô cùng khốc liệt. Mặc dù vậy BAOVIET Bank vẫn từng bƣớc phát triển một cách vững chắc và đã khẳng định một thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ Việt Nam. Những thành quả đó là đáng đƣợc trân trọng và ghi nhận. Cụ thể:

- Trong suốt thời gian trƣớc những năm 2011, BAOVIET Bank luôn duy trì tốt chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay của mình đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Biểu hiện là tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn đối với các doanh nghiệp luôn đƣợc duy trì ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với mức chuẩn chung của ngân hàng. Tuy nợ xấu của BAOVIET Bank tại thời điểm 31/12/2012 là 2%, tăng hơn so với năm 2011 nhƣng vẫn thấp hơn mức trung bình của toàn ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012, sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của KHDN chỉ còn 1,47%, đến thời điềm 31/12/2014 chỉ còn 1,3%. Con số này thể hiện việc quản lý tốt và xử lý tốt các món nợ quá hạn tại BAOVIET Bank. Mặt khác, so với các NHTMCP trong nƣớc có quy mô hoạt động tƣơng đƣơng thì tỷ lệ nợ quá hạn của BAOVIET Bank hiện nay ở mức khá thấp. Điều đó cho thấy BAOVIET Bank đã chú trọng rất nhiều đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Sự tăng trƣởng dƣ nợ đối với các doanh nghiệp trung bình trong ba năm tăng cao nhƣng chƣa đều. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn luôn hợp lý, đảm bảo đúng quy định của NHNN và phù hợp với cơ cấu vốn của BAOVIET Bank. Và đặc biệt thị trƣờng KHDN hiện tại của BAOVIET Bank là các doanh nghiệp có dự án lớn, nhƣng mục tiêu phát triển là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ tầm trung tại các đô thị đã đƣợc khai thác triệt để và tạo đƣợc thị phần đáng kể.

- Trong những năm qua, BAOVIET Bank là một ngân hàng tạo đƣợc nhiều tiếng vang lớn trên thị trƣờng huy động vốn. Đó là các chƣơng trình nhƣ: gửi tiền tiết kiệm đảm bảo bằng USD, gửi tiền bù lạm phát và lãi cao trúng lớn... Mặc dù trong năm 2012 là một cực kỳ khó khăn đối với hoạt động huy động vốn nhƣng vốn huy động của BAOVIET Bank giảm không đáng kể so với năm 2011. Đây là một chuyển biến tích cực và đã giúp BAOVIET Bank giữ vững tính thanh khoản và đảm bảo vốn đã cam kết cho các doanh nghiệp trong năm 2012. Đến năm 2013 khi nền kinh tế ổn định hơn thì hoạt động huy động vốn DN nói riêng và huy động vốn nói chung của BAOVIET Bank cũng tăng lên, mặc dù tăng không nhiều. Đến cuối năm 2014 lãi suất huy động của BAVIET Bank ở mức cao hơn các ngân hàng TMCP khác từ 0,1% đến 0,2%/năm ở mỗi mức kỳ hạn, điều đó đã làm cho hoạt động huy động vốn vẫn tiếp tục phát triển.

- BAOVIET Bank đã gắn các chi nhánh và phòng giao dịch với từng địa bàn cụ thể để các chi nhánh và phòng giao dịch chủ động làm thị trƣờng trên địa bàn mình đƣợc giao. Đồng thời BAOVIET Bank đã đƣa ra rất nhiều sản phẩm và ƣu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm gắn kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho cả ngân hàng và khách hàng.

- BAOVIET Bank đã rà soát và xây dựng hoàn chỉnh quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tạo điều kiện cho CBTD giải quyết nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp đƣợc nhanh hơn, chủ động hơn và đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó sẽ mở rộng thêm đƣợc khách hàng và tạo hình ảnh chuyên nghiệp hơn.

- Số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ và nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao. BAOVIET Bank đã đào tạo ngay từ đầu cho các nhân viên tân

tuyển nhằm trang bị cho những nhân viên tân tuyển về truyền thống của ngân hàng và đặc biệt là các kiến thức và nghiệp vụ thực tế liên quan đến vị trí của từng tân tuyển. Còn đội ngũ cán bộ quản lý thì thƣờng xuyên đƣợc nâng cao trình độ thông qua các lớp học của giáo viên nƣớc ngoài hoặc đƣợc gửi sang đào tạo tại Singapore.

2.3.2.2 Khó khăn.

Trong thời gian qua BAOVIET Bank đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên qua những năm 2012, 2013 và 2014 - những năm đầy biến động với nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng - BAOVIET Bank đã bộc lộ một số hạn chế sau:

- Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của toàn hệ thống tăng cao. Mặc dù giai đoạn từ năm 2010 - 2011 BAOVIET Bank đã duy trì đƣợc tỷ lệ này rất thấp. Đặc biệt là với mảng cho vay doanh nghiệp, nợ xấu năm 2011 là 26 tỷ đồng chỉ chiếm 0,56% Dƣ nợ DN. Nhƣng đến năm 2012 tỷ lệ này là 2%, tăng 254% so với năm 2011, trong đó nợ có khả năng mất vốn của KH doanh nghiệp là 48 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có nợ xấu đặc trƣng ở BAOVIET Bank là Công ty cổ phần Đầu tƣ 135, Công ty CP cơ khí Mạnh Hùng, Công ty TNHH Thịnh Phát.. Đây là một con số rất cần đƣợc mổ xẻ để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm.

- Trong những năm qua, BAOVIET Bank đã đầu tƣ rất lớn về con ngƣời, công nghệ, vốn và mở rộng chi nhánh trên toàn quốc nhằm mục đích gia tăng số lƣợng, chất lƣợng và dƣ nợ đối với các doanh nghiệp trên cả nƣớc. Mặc dù dƣ nợ của doanh nghiệp tăng liên tục trong những năm qua nhƣng qua thống kê thì sự tăng trƣởng đó vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của BAOVIET Bank.

- Công tác quản lý hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Hiện nay mỗi CBTD còn phải đảm nhiệm rất nhiều đầu việc từ tiếp

thị, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, trình duyệt món vay, giải ngân, theo dõi trả nợ, đôn đốc và kiểm tra sau cho vay. Đây là một khối lƣợng công việc rất lớn đòi hỏi CBTD phải sử dụng thời gian biểu cực kỳ hợp lý mới có thể đáp ứng đƣợc công việc. Đặc biệt, khi CBTD tham gia vào hầu hết quá trình cấp tín dụng thì rủi ro cho món vay là rất lớn nếu đó là một CBTD không trung thực. Và từ đó cũng dẫn đến chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp không đƣợc bảo đảm.

- Hoạt động của các bộ phận khác trong việc hỗ trợ công tác tín dụng còn chƣa linh hoạt. Bộ phận tác nghiệp tín dụng còn mỏng và nguyên tắc, khiến khách hàng phải chờ đợi lâu, đi lại nhiều lần để hoàn thành một bộ hồ sơ vay vốn. Phòng dịch vụ khách hàng cung cấp dịch vụ còn chậm, không phục vụ kịp thời nhu cầu giải ngân cũng nhƣ nhu cầu giao dịch của khách hàng.

- Hoạt động marketing chƣa đồng bộ và nhất quán từ hội sở đến chi nhánh và các phòng giao dịch. Các thông tin quảng cáo về những sản phẩm và dịch vụ đối với doanh nghiệp chƣa đến đƣợc với các đối tƣợng này. Chính vì vậy, hiện nay các CBTD phải tự tìm cách tiếp cận các doanh nghiệp để bán sản phẩm, do đó CBTD sẽ khó tìm kiếm đƣợc những khách hàng tốt và đây cũng là yếu tố dẫn đến rủi ro về chất lƣợng tín dụng.

Những hạn chế trên chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

2.3.2.3 Nguyên nhân

-Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, các cán bộ quản lý chưa được tuyển chọn kỹ và đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn cao chưa nhiều, đội ngũ nhân sự không ổn

định. Trong những năm qua, do mở rộng mạng lƣới nên BAOVIET Bank đã

tuyển chọn và bổ nhiệm nhiều cán bộ lãnh đạo từ các ngân hàng khác về làm việc. Những cán bộ này do chƣa quen với văn hoá BAOVIET Bank, trình độ còn hạn chế cộng với sự nôn nóng muốn đẩy nhanh dƣ nợ để đạt thành tích cao nên hậu quả là một loạt các chi nhánh và phòng giao dịch phát sinh nhiều

sai phạm, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao và còn nhiều vấn đề phát sinh khác.

Về đội ngũ CBTD, mặc dù số lƣợng tuyển chọn vào làm việc tại BAOVIET Bank là rất đông, nhƣng do khâu đào tạo tân tuyển và đào tạo tại chỗ chƣa đồng bộ, khiến cho nhân viên mới khó khăn trong việc bắt nhịp với công việc. Bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận cán bộ tín dụng chƣa nhiệt tình, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc và có trình độ nghiệp vụ chuyên môn chƣa cao. Chính những CBTD này đã và đang trực tiếp làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là việc nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

Về đội ngũ nhân viên làm công tác hỗ trợ. Tại bộ phận tác nghiệp tín dụng còn thiếu nhân viên, một nhân viên phải làm cùng lúc nhiều hồ sơ, kể cả hồ sơ vay vốn KHDN cả hồ sơ vay vốn khách hàng cá nhân, dẫn đến việc nhầm lẫn trong soạn thảo văn bản hợp đồng. Hơn nữa thái độ phục vụ của nhân viên tác nghiệp còn quá nguyên tắc không linh hoạt theo tình huống cụ thể. Tại phòng dịch vụ khách hàng, do số lƣợng giao dịch viên còn thiếu mà chủ yếu là các nữ giao dịch cho nên việc phục vụ khách hàng tại doanh nghiệp còn hạn chế. Trong khi đó, đối với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nhu cầu giải ngân là liên tục nhƣng ngƣời đại diện giao dịch của doanh nghiệp lại ít, gây hạn chế trong việc ký ủy nhiệm chi tại ngân hàng. Đặc biệt với những giao dịch có giá trị lớn các giao dịch viên lại quá cẩn thận gây mất thời gian, rắc rối trong việc đối chiếu xác thực chữ ký, con dấu của doanh nghiệp…

Đội ngũ nhân sự chƣa ổn định. Mặc dù chế độ đãi ngộ với nhân viên tại BAOVIET Bank khá tốt, chính sách nhân sự rõ ràng. Nhƣng trong tình hình hiện nay các ngân hàng không những cạnh tranh nhau về khách hàng mà còn cạnh tranh nhau về nhân viên. Đối với những nhân viên có trình độ, họ thƣờng có những kỳ vọng cao hơn về thu nhập về môi trƣờng, về cơ hội

phát triển… Vì vậy vẫn sảy ra hiện tƣợng nhẩy việc, thay đổi vị trí, thay đổi ngân hàng, điều đó làm gián đoạn hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BAOVIET Bank. Nhân viên mới tiếp cận khách hàng và quản lý hồ sơ thì lại phải tìm hiểu khách hàng từ đầu, xử lý công việc chƣa thành thạo và chƣa hiểu đƣợc văn hóa của từng doanh nghiệp mà mình quản lý. Để hiểu hết đƣợc những đặc điểm của doanh nghiệp thì nhân viên mới phải mất thời gian tƣơng đối dài.

Thứ hai, Quy định về tài sản bảo đảm quá chặt chẽ: Hiện nay trong quy

trình tín dụng thì khâu định giá TSBD và ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay là do bộ phận định giá TSBĐ của hội sở đảm nhiệm. Cộng với chính sách “bảo thủ” trong việc cấp tín dụng nên có thể nói quy định về TSBĐ tại BAOVIET Bank là quá chặt chẽ. Một tài sản đƣợc phân loại dựa trên: tính pháp lý, tính lỏng và giá trị tài sản. Đặc biệt BAOVIET Bank hạn chế nhận TSBĐ là hàng hoá, nhà xƣởng, hàng tồn kho luân chuyển…. Đây là một vấn đề rất khó khăn khi các doanh nghiệp muốn tiếp cận đƣợc nguồn vốn của BAOVIET Bank, chính vì vậy dƣ nợ của thành phần kinh tế này cho đến nay vẫn còn rất khiêm tốn.

Thứ ba, hoạt động marketing của BAOVIET Bank chưa đạt như mong muốn: Trong những năm qua, nhất là từ năm 2011 trở lại đây, BAOVIET Bank đã chú trọng nhiều hơn tới công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu của BAOVIET Bank thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. BAOVIET Bank đã xây dựng rất bài bản Logo và slogan, và đã tạo đƣợc những điểm nhấn nhất định.

Nhƣng đó là trên tầm vĩ mô, còn thực tế, mỗi khi tung hoặc tái tung sản phẩm nhất là những sản phẩm cho đối tƣợng là các doanh nghiệp, BAOVIET Bank đã không triển khai đƣợc ở dƣới cấp độ các chi nhánh và phòng ban. Mà chỉ gửi các thông tin về sản phẩm và các CBTD tự chủ động tìm cách tiếp thị các doanh nghiệp. Do đó kết quả mở rộng thị trƣờng đối với các doanh nghiệp chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

Thứ tư, quy trình tín dụng chưa theo kịp sự phát triển của BAOVIET

Bank: Hiện nay tất cả các quy trình và quy chế của BAOVIET Bank đã tƣơng

đối đầy đủ. Tuy nhiên những văn bản này sau một thời gian áp dụng đã nảy sinh nhiều lỗi và không còn phù hợp với mô hình cũng nhƣ sự phát triển mạnh trong thời gian qua. Chính vì vậy, những văn bản do BAOVIET Bank ban hành cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng tín dụng đối với khách hàng nói chung và khách hàng là các doanh nghiệp nói riêng.

- Nguyên nhân khách quan

Về phía doanh nghiệp

Thứ nhất, khả năng tài chính còn hạn chế: BAOVIET Bank là ngân

hàng nhỏ nên đa số các doanh nghiệp đang quan hệ ngân hàng đều có năng lực tài chính còn trung bình, báo cáo tài chính chƣa rõ ràng. Bởi vì nếu các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có thời gian hoạt động dài và có kết quả sản xuất kinh doanh tốt thì đã nhận đƣợc rất nhiều ƣu đãi cũng nhƣ sự chèo kéo của các NHTM quốc doanh hoặc các NHTM cổ phần lớn. Do đó, BAOVIET Bank phải cấp tín dụng trong thị trƣờng mục tiêu là các doanh nghiệp, nhƣng phân đoạn thị trƣờng là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có nhu cầu vay vốn ít ... Và “bơm” vốn cho các doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để họ tích tụ tƣ bản và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, quan hệ tín dụng giữa các đối tƣợng này với BAOVIET Bank cũng có rủi ro rất lớn.

Thứ hai, đa phần các doanh nghiệp đều có tài sản bảo đảm có giá trị

không lớn: Hiện nay các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tích tụ và tập trung

tƣ bản nên lƣợng cũng nhƣ giá trị tài sản không lớn mà chủ yếu là tài sản của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên góp vốn. Nhƣng khi doanh nghiệp có nhu cầu một lƣợng vốn lớn thì những tài sản của các thành viên doanh nghiệp không đáp ứng đủ, do vậy doanh nghiệp phải dùng đến tài sản là chính lô hàng thƣơng mại hoặc công trình đang thi công làm tài sản bảo đảm. Và chính những tài sản này

với tính pháp lý, tính lỏng kém dẫn đến khả năng thu hồi đƣợc vốn cho vay (trong trƣờng hợp khách hàng mất khả năng trả nợ) là thấp.

Thứ ba, phần lớn các doanh nghiệp chưa coi trọng đúng mức sổ sách,

kế toán doanh nghiệp: Phần lớn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ

mang tính chất đối phó và phóng đại nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng và nhằm dễ dàng trong vay vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính bằng ba bộ sổ sách. Một bộ để chủ doanh nghiệp quản lý (đây là bộ số liệu thực), một bộ để báo cáo thuế và một bộ để vay vốn ngân hàng. Sự thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp gây khó khăn và kéo dài thời gian cho BAOVIET Bank trong quá trình phân tích và quyết định cấp tín dụng, đồng thời gây nên những rủi ro đối với chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

Thứ tư, việc thực hiện các cam kết của một số doanh nghiệp đang quan

hệ với BAOVIET Bank rất kém: Vẫn còn một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp

trong quan hệ với BAOVIET Bank vẫn chƣa tôn trọng những điều kiện đã ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)