Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 101)

3.2. Giải pháp để phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

3.2.5. Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin tín dụng

- Khi ra bất kỳ một quyết định nào cũng cần phải có thông tin kể cả những quyết định ở tầm vĩ mô hay vi mô. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, muốn có những khoản tín dụng có chất lƣợng thì trƣớc hết thông tin phải có chất lƣợng. Do vậy, BAOVIET Bank muốn nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp thì phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cụ thể:

- Nguồn thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp vay vốn: thông qua hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhiệm vụ của CBTD là phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trên sổ sách và trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nếu có những thông tin sai lệch, CBTD phải thực hiện các biện pháp thu thập thông tin khác để kiểm chứng. Sau đó CBTD tập hợp tất cả các thông tin từ doanh nghiệp và các nguồn khác thành báo cáo tổng hợp để trình các cấp phê duyệt tín dụng. Nhƣ vậy, việc có cấp tín dụng hay không và chất lƣợng tín dụng sau này có tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào lƣợng cũng nhƣ chất thông tin mà CBTD và các cấp quản lý thu nhận đƣợc. Do đó, BAOVIET Bank phải có những bƣớc chuẩn hoá trong việc thu thập hồ sơ và thông tin về doanh nghiệp, đồng thời thông qua phần mềm Core banking tất cả các thông tin đó đƣợc tập hợp, hệ thống để làm nguồn tài nguyên cho các cấp, các phòng ban khai thác, sử dụng trong các quyết định cấp tín dụng hay thống kê.

- Nguồn thông tin từ các ngân hàng bạn: trong những năm vừa qua sự lôi kéo khách hàng giữa các ngân hàng diễn ra khá phổ biến, dẫn đến hiện tƣợng một khách hàng vay tại nhiều ngân hàng khác nhau. Mà khả năng vay, trả của một khách hàng là có giới hạn do vậy nếu thiếu thông tin liên kết giữa

các ngân hàng sẽ dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vƣợt giới hạn trả nợ của khách hàng này thì rủi ro tín dụng sẽ chia đều cho tất cả các ngân hàng. Chính vì vậy, BAOVIET Bank cần thiết lập, hợp tác và chia sẻ các thông tin về khách hàng với các ngân hàng bạn nhằm hạn chế rủi ro trong việc vay trả của khách hàng.

- Nguồn thông tin từ Trung tâm tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN: vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các NHTM ra quyết định cho vay. Do vậy, BAOVIET Bank phải tận dụng tối đa nguồn thông tin này để có quyết định cho vay chính xác và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

3.2.6. Tăng cƣờng các mối quan hệ với các tổ chức, hiệp hội Doanh nghiệp

Xu thế hiện nay là các ngành, các lĩnh vực thƣờng liên kết với nhau lập ra các hội, phƣờng… Các doanh nghiệp cũng vậy, để đảm bảo cùng nhau liên kết, hội nhập và phát triển, họ đã cùng nhau thành lập Hội doanh nghiệp . Thông qua Hội, Nhà nƣớc đã và đang có rất nhiều chính sách ƣu đãi nhƣ thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp, thành lập Trung tâm xúc tiến phát triển doanh nghiệp … Do đó, nếu BAOVIET Bank xây dựng đƣợc mối quan hệ với Hội doanh nghiệp sẽ có thêm rất nhiều thông tin về thị trƣờng, về tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp . Mặt khác, thông qua Hiệp hội, thông qua Trung tâm xúc tiến, thông qua Quỹ phát triển Doanh nghiệp, BAOVIET Bank sẽ có rất nhiều khách hàng, rất nhiều món vay có chất lƣợng do đƣợc bảo lãnh từ Hiệp hội và từ Quỹ phát triển. Và mối quan hệ này không những thúc đẩy sự tăng trƣởng tín dụng của BAOVIET Bank mà còn có những nguồn thông tin chính xác về các doanh nghiệp từ Hiệp hội.

3.2.7. Chú trọng đến đội ngũ nhân sự, nâng cao trình độ và phẩm chất đội ngũ cán bộ tín dụng đội ngũ cán bộ tín dụng

NHTM hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, trong đó rủi ro về tín dụng là rủi ro mà hậu quả gây ra của nó hết sức nặng nề, ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động, thậm chí còn đe doạ đến sự tồn tại của NHTM. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng trƣớc hết chúng ta cần phòng ngừa, hạn chế các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro và một trong các yếu tố đó chính là trình độ và chất lƣợng của CBTD.

Thời gian gần đây, khi BAOVIET Bank tuyển dụng hàng loạt các cán bộ tân tuyển vào làm việc, BAOVIET Bank đã chú trọng đến hoạt động đào tạo mới và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các CBTD thông qua nhiều hình thức nhƣ: đào tạo tân tuyển (dành cho các đối tƣợng tân tuyển), đào tạo ngắn hạn và nâng cao cho các cán bộ, nhân viên đã làm việc lâu năm, gửi đi đào tạo tại Singapore đối với đội ngũ quản lý cao cấp... Tuy nhiên, hoạt động của BAOVIET Bank ngày càng mở rộng và các CBTD không những chỉ cho vay mà phải bán chéo các sản phẩm khác. Vì vậy, đòi hỏi mỗi CBTD không những phải tinh thông về nghiệp vụ mà còn am hiểu rất kỹ về hệ thống luật pháp, các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Do đó BAOVIET Bank phải thực hiện một số giải pháp sau để nâng cao trình độ và chất lƣợng của CBTD:

- Đổi mới công tác quản lý CBTD: trong công tác quản lý phải thƣờng xuyên quan tâm việc xác định nhiệm vụ và tƣ tƣởng cho CBTD. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ thiếu trung thực, không tận tâm, kém năng lực làm công tác tín dụng. Có biện pháp chủ động, tích cực giáo dục CBTD không để CBTD bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, làm phƣơng hại đến nhân phẩm của bản thân cũng nhƣ phƣơng hại về kinh tế và uy tín của BAOVIET Bank. Và đặc biệt trong tuyển dụng và sử dụng CBTD

phải đạt các tiêu chuẩn nhƣ tiêu chuẩn đạo đức (liêm khiết, trung thực, tự tin, tháo vát), tiêu chuẩn chuyên môn (học vấn, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng), tiêu chuẩn về thể chất (sức khoẻ, hình thức, chiều cao)...

- Việc đào tạo và đào tạo lại phải đƣợc coi là thƣờng xuyên, liên tục. Công tác đào tạo cần tập trung vào một số vấn đề nhƣ tăng cƣờng hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho cán bộ tín dụng nắm bắt đƣợc một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn nhƣ: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vƣớng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm BAOVIET Bank nên tổ chức khen thƣởng hợp lý để khuyến khích những CBTD giỏi và có nhiều cống hiến.

- Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBTD: hàng năm BAOVIET Bank cần thực hiện việc rà soát, đánh giá phân loại CBTD để có hƣớng đào tạo, bổ sung kịp thời tránh sự hẫng hụt về đội ngũ CBTD.

- Đổi mới chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên, thực hiện chế định đi đôi với chế tài. Trong điều kiện hiện nay, chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lƣơng, tiền thƣởng, hệ số tiền lƣơng... càng có ý nghĩa quan trọng. Có nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng mới phát huy đƣợc khả năng, duy trì đƣợc sự ổn định và yên tâm của mỗi nhân viên và sẽ cống hiến hết mình. Đồng thời thực hiện cơ chế thƣởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tƣ vốn sao cho an toàn hiệu quả nhất. Những cán bộ tín dụng vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm thất thoát vốn phải xử lý nghiêm khắc theo đúng các quy định của pháp luật và của BAOVIET Bank.

- Tăng cƣờng tính chuyên nghiệp cũng nhƣ kỷ cƣơng của CBTD. Nó đƣợc thể hiện trên các mặt nhƣ chấp hành nghiêm mọi chủ trƣơng, định

hƣớng và quy trình, quy chế do BAOVIET Bank đề ra. Chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc phân công. Nâng cao tính chủ động trong công tác, sự phối hợp với đồng nghiệp để giải quyết các công việc đƣợc giao.

Trong các giải pháp trên thì giải pháp “Nâng cao trình độ CBTD” là giải pháp quan trọng nhất vì:

Trong cơ chế thị trƣờng, luôn luôn có những mặt trái, nếu CBTD không rèn luyện bản lĩnh vững vàng rất có thể sẽ bị cuốn theo các cám dỗ tầm thƣờng, không tự làm chủ bản thân, hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng dẫn đến thất thoát vốn và làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn cho BAOVIET Bank. Thực tế thời kỳ tiền kinh tế thị trƣờng đã chứng minh điều đó.

CBTD là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc, đánh giá, thẩm định, nhìn nhận khách hàng. Do vậy, nếu CBTD vững về chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ biết cách tiếp cận, thu hút, sàng lọc để tìm kiếm những khách hàng tốt để phục vụ. Đây chính là cách tốt nhất làm tăng trƣởng tín dụng bền vững cũng nhƣ mang lại lợi nhuận từ tín dụng và bán chéo sản phẩm cho BAOVIET Bank.

Trong hoạt động của BAOVIET Bank, hoạt động tín dụng là một hoạt động mang tính truyền thống đem lại lợi nhuận lớn nhất. Hoạt động tín dụng muốn phát triển đƣợc lại phụ thuộc rất lớn về vấn đề khách hàng. CBTD chính là cầu nối giữa BAOVIET Bank với khách hàng, là thể hiện hình ảnh của BAOVIET Bank trong giới khách hàng. Vì vậy, sàng lọc và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBTD sẽ làm khuyếch chƣơng hình ảnh BAOVIET Bank trong cách nhìn nhận của khách hàng.

Đồng thời CBTD cũng là những ngƣời vừa tiếp xúc, vừa sử dụng, vừa thực hiện các chính sách, những hoạt động tiếp thị khách hàng, công nghệ ngân hàng... Do vậy, CBTD là những ngƣời hiểu biết nhất và sẽ có những phản hồi chính xác nhất những bất cập trong các sản phẩm, dịch vụ của

BAOVIET Bank, những vƣớng mắc, những nhu cầu của các Doanh nghiệp khi muốn quan hệ với BAOVIET Bank. Từ đó BAOVIET Bank sẽ có những thay đổi cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Nếu BAOVIET Bank không thực hiện tốt giải pháp “Nâng cao trình độ đội ngũ CBTD” thì chắc chắn chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ hình ảnh của BAOVIET Bank sẽ ngày càng giảm sút và rất khó tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam.

Còn nếu BAOVIET Bank thực hiện quyết liệt và tốt giải pháp này và đồng thời với các giải pháp đã nêu ở trên thì không những hoạt động kinh doanh, thƣơng hiệu BAOVIET Bank ngày càng phát triển mà chất lƣợng tín dụng đối với Doanh nghiệp nói riêng tại BAOVIET Bank cũng ngày càng đƣợc nâng cao.

3.3. Các kiến nghị

3.3.1. Kiến nghịvới Nhà nước

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, hệ thống pháp luật đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Và sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trƣờng pháp lý lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và thu đƣợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các luật cũng nhƣ các văn bản dƣới luật cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, bất cập làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng. Do đó cần đƣợc sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn trong thời kỳ mới, cụ thể:

thông lệ quốc tế nhƣ các quy định về an toàn vốn, dịch vụ ngân hàng đƣợc phép cung cấp… Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới với mục tiêu thể chế hóa các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế vào trong Luật, phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cũng nhƣ cho việc giám sát an toàn trong hoạt động của các TCTD.

- Trong Luật các TCTD sửa đổi, cần trao quyền cho tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng, không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng của tổ chức tín dụng khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thƣờng. Vì thực tiễn hiện nay cho thấy việc quy định trần lãi suất nhƣ quy định tại Điều 476 Luật Dân sự có ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của các TCTD (chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí hoạt động). Và việc trao quyền cho TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng sẽ không dẫn đến việc khó kiểm soát lãi suất do hiện nay nƣớc ta có 120 tổ chức tín dụng (gồm các NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần, NH 100% vốn nƣớc ngoài, NH liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), do vậy, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là rất lớn, đủ để kiểm soát hoạt động cho vay nặng lãi trong hoạt động ngân hàng.

- Hoàn thiện và tin học hoá việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất và tài sản gắn liền với đất: hiện nay, theo quy định thì đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất đƣợc tiếp nhận và xử lý trong ngày nhƣng riêng Hà Nội thì đƣợc giải quyết trong 05 ngày làm việc liên tục. Do vậy, dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân cho doanh nghiệp. Và khi đăng ký giao dịch, chủ sở hữu phải mang giấy tờ đến cơ quan đăng ký

(Văn phòng đăng ký của Sở hoặc Phòng tài nguyên), điều này làm mất thời gian của khách hàng và của ngân hàng. Vì vậy, sự tin học hoá trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng và doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

- Hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý và phát mại tài sản: theo thông tƣ liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC quy định TCTD không đƣợc trực tiếp bán hay đƣợc trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm. Và nếu không đạt đƣợc sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đƣa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Trong khi đó, Nghị định 178 lại cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt đƣợc sự thỏa thuận giữa các bên. Việc này gây cản trở cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp. Vì khi khách hàng không có thiện chí thì các TCTD phải khởi kiện ra toà, sau đó chuyển hồ sơ tài sản sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tƣ pháp để xử lý, mà những khâu này rất chậm dẫn đến việc thu hồi nợ từ bán tài sản bảo đảm mất rất nhiều thời gian cho ngân hàng.

Hai là, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Từ khi đất nƣớc ta đổi mới, nhất là khi có luật doanh nghiệp ra đời, nền kinh tế nƣớc ta đã phát triển rất đa dạng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)