Các tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 72 - 82)

Để có cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay KHDN của ngân hàng theo doanh số cho vay KHDN qua các năm so với tổng doanh số cho vay và theo tỉ lệ tăng trƣởng cho vay.

Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Bảo Việt giai đoạn 2011 - 2014

Bảng 2.9 Doanh số cho vay KHDN từ năm 2011- năm 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dƣ Tỷ trọng Tăng trƣởng Số dƣ Tỷ trọng Tăng trƣởng Số dƣ Tỷ trọng Tăng trƣởng Dƣ nợ KHCN 998 750 11.1% -24.8% 816 12.7% 8.8% 902 13.8% 10.54% Dƣ nợ KHDN 4,617 5,963 88.8% 29.2% 5,573 87.% -6.5% 5,603 86.1% 0.54% Tổng dƣ nợ 5,615 6,713 100% 19.5% 6,389 100% -4.8% 6,505 100% 1.82%

Nguồn: Phòng phát triển thị trường - Ngân hàng Bảo Việt

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy doanh số cho DN có nhiều thay đổi từ năm 2011 đến năm 2014. Cụ thể, năm 2012, doanh số cho vay DN là 5.963 tỷ đồng, chiếm 88,8% tổng dƣ nợ và tăng 29,2% so với năm 2011. Đến năm 2013, mặc dù NHNN đã có những chính sách lới lỏng tăng trƣởng tín dụng nhƣng số dƣ nợ của DN chỉ đạt 5.573 tỷ đồng, giảm 6,5% so với thời điểm 31/12/2012 là do một số khách hàng lớn đã tất toán khoản vay tại BAOVIET Bank. Nhìn vào bảng tổng hợp ta có thể thấy trong các năm gần đây tỷ trọng dƣ nợ DN luôn chiếm 82% đến 89% tổng dƣ nợ. Điều đó cho thấy BAOVIET Bank là ngân hàng chú trọng vào khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là những khách hàng lớn. Đến thời điểm cuối năm 2014 dƣ nợ KHDN là 5.603 tỷ đồng, tăng không nhiều so với thời điểm cuối năm 2013.

Để phát triển hoạt động cho vay DN, giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài khách hàng lớn, ngân hàng Bảo Việt đang thực hiện những phƣơng pháp khuyến khích khách hàng vay vốn và không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, đảm bảo vốn ngân hàng đƣợc cho vay đúng đối tƣợng, an toàn, hiệu quả

Nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn: Theo cách phân loại theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN hƣớng dẫn thực hiện. Trong đó nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức là nợ gốc và lãi bị quá hạn từ 91 ngày đến trên 360 ngày. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng tại một NHTM. Chi tiết tình hình nợ xấu đối với các doanh nghiệp tại BAOVIET Bank từ năm 2011-2014 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu của các KHDN tại BAOVIET Bank

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2013 chênh lệch Năm 2014 chênh lệch Tổng nợ xấu (1) 31 128 312.90% 93 -27% 91 -2% Nợ xấu của KHDN (2) 26 119 357.69% 82 -31% 73 -11% Tổng dƣ nợ KHDN (3) 4,617 5,963 29.15% 5,573 -7% 5,603 1% Tỷ lệ nợ xấu của KHDN =(2)/(3) (%) 0.6% 2.0% 254.38% 1.5% -26% 1.3% -11% Nợ xấu của KHDN/tổng nợ xấu (%) 83.9% 93.0% 10.85% 88.2% -5% 80.2% -9%

(Nguồn: Báo cáo phòng xử lí nợ - khối quản lí rủi ro)

Qua số liệu bảng trên chúng ta thấy:

Nợ xấu của BAOVIET Bank năm 2011 đƣợc quản lý tốt, chỉ có 31 tỷ. Trong đó nợ xấu của KHDN năm 2011 là 26 tỷ chiếm 83,9% tổng nợ xấu, điều này tỷ lệ với dƣ nợ KHDN trên Tổng dƣ nợ. Điều này đƣợc lý giải là do

việc giám sát chặt chẽ, thu nợ kịp thời các khoản nợ đến hạn và tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng cũ nên tỷ lệ nợ xấu của BAOVIET Bank đến cuối năm đạt đƣợc mức rất tốt và trong đó nợ xấu của doanh nghiệp chỉ chiếm 0,6% trên tổng nợ xấu.

Nợ xấu năm 2012 là 128 tỷ đồng, tăng 357,7% so với năm 2011. Tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu này là quá lớn. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp trên tổng nợ xấu toàn hàng chiếm tới 93%, đi với nó là dƣ nợ của doanh nghiệp năm 2012 tăng 29,15% đạt gần 1.346 tỷ đồng. Trong đó, những doanh nghiệp có nợ xấu lớn điển hình nhƣ: Công ty TNHH Thịnh Phát, Công ty CP Cơ khí Mạnh Hùng, Công ty cổ phần đầu tƣ 135... Lý giải cho sự tăng nợ xấu là do các nguyên nhân sau: Năm 2012 là năm nền kinh tế của nƣớc ta trầm lắng và giảm phát. Bản thân BAOVIET Bank do nhu cầu vốn của nền kinh tế và của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng lên để đầu tƣ nên tăng trƣởng tín dụng trong năm này cũng rất lớn. Cũng trong năm 2012, là năm BAOVIET Bank tuyển dụng nhân viên và cán bộ quản lý một cách ồ ạt, mở thêm một số chi nhánh và phòng giao dịch. Chính vì vậy, chất lƣợng tín dụng toàn hàng đi xuống trong đó có cả chất lƣợng tín dụng của các doanh nghiệp .

Sang tới năm 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm 27%. Nợ xấu của doanh nghiệp vẫn chiếm 88,2% so với nợ xấu toàn hàng. Con số này đã phản ánh chất lƣợng tín dụng của BAOVIET Bank nói chung và chất lƣợng tín dụng của doanh nghiệp nói riêng là rất kém. Đến thời điểm 31/12/2014 tỷ lệ nợ xấu giảm đi đáng kể, chỉ còn 1,3% trên tổng dƣ nợ và chiếm 80,2% trên tổng nợ xấu của toàn ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu giảm là do BAOVIET Bank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở hội sở và chi nhánh, điển hình là đã xử lý đƣợc món nợ xấu của Công ty CP cơ khí Mạnh Hùng. Đây là một thành công về xử lý nợ xấu trong năm 2014, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của KHDN tại BAOVIET Bank vẫn cao.

Tiềm tàng bên trong nợ xấu là Nợ có khả năng mất vốn hay còn gọi là nợ nhóm 5 theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam . Nợ có khả năng mất vốn cũng nằm trong nợ xấu, tuy nhiên đây là những khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày và khả năng xảy ra mất vốn là rất lớn. Việc xác định nhóm nợ này để một mặt NHNN có các chỉ đạo quyết liệt hơn nhằm tránh cho sự đổ vỡ dây truyền trong hệ thống ngân hàng, mặt khác bản thân các NHTM có tỷ lệ này cao càng phải chủ động trong trích dự phòng rủi ro và đặc biệt là phải sử dụng mọi biện pháp để thu hồi vốn về cho ngân hàng.

Chi tiết tình hình nợ có khả năng mất vốn của các doanh nghiệp tại BAOVIET Bank trong các năm từ 2011- 2014 đƣợc thể hiện dƣới đây:

Bảng 2.11: Tình hình nợ có khả năng mất vốn của các doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt Hội Sở Chính

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 Năm 2012 Năm chênh lệch 2013 Năm Chênh lệch 2014 Năm Chênh lệch

Tổng dƣ nợ của Doanh nghiệp (1) 4,617 5,963 29.15% 5,573 -7% 5,603 1% Nợ có khả năng mất vốn của các Doanh nghiệp (2) 4 48 1100% 18 -63% 21 17% Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của các Doanh nghiệp =(2)/(1) (%) 0.1% 0.8% 829.1% 0.3% -59.9% 0.4% 16.0%

(Nguồn: Báo cáo Phòng pháp chế thu hồi nợ)

Qua bảng so sánh trên ta thấy, tổng dƣ nợ của các doanh nghiệp tăng cao từ 2011 đến 2012 theo đó tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng tăng và tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng dƣ nợ. Điều này chứng tỏ khả năng mất số vốn hàng chục tỷ đồng là hoàn toàn có thể xảy ra, và chứng tỏ chất lƣợng tín của BAOVIET Bank từ

năm 2011-2012 cần đƣợc quan tâm hơn.

Trong giai đoạn 2011-2012, một mặt do sự khủng hoảng của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang có quan hệ với BAOVIET Bank cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy đó, mặt khác bản thân BAOVIET Bank cũng chƣa thích ứng đƣợc với sự tăng trƣởng quá nóng của mình cả về nhân sự, mở rộng chi nhánh cũng nhƣ việc quản lý điều hành. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tăng cao.

Tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014 BAOVIET Bank đã quản lý tốt hơn các món nợ xấu và xử lý đƣợc một số món nợ lớn, điều đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu kéo theo dƣ nợ cũng giảm.

Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng: Tình hình tăng trưởng dư nợ tín

dụng của doanh nghiệp tại BAOVIET Bank theo thời hạn

Nhƣ đã phân tích trong phần đặc điểm của các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng với BAOVIET Bank, thì BAOVIET Bank chủ yếu tài trợ vốn ngắn hạn và tài trợ dự án. Nhƣng dƣ nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp tại BAOVIET Bank chiếm tỷ trọng cao hơn. Mặt khác, vốn huy động của BAOVIET Bank chủ yếu là vốn ngắn hạn, nên để đảm bảo nguồn thanh khoản và đảm bảo đúng tỷ lệ vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng tài trợ cho vay trung và dài hạn không vƣợt quá 40% theo quy định của NHNN thì BAOVIET Bank phải duy trì cơ cấu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn trong khuôn khổ là 40% - 60% là hoàn toàn hợp lý. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế của đất nƣớc đang gặp muôn vàn khó khăn nhƣ hiện nay thì cơ cấu vốn của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt đáp ứng đƣợc nhu cầu cả trong ngắn hạn và dài hạn

Bảng 2.12: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng của KHDN tại BAOVIET Bank theo thời gian từ năm 2011 đến 31/12/2014

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm Chênh lệch Năm Chênh lệch 2013 2014 Tổng dƣ nợ của Doanh nghiệp (1) 4,617 5,963 29.15% 5,573 -7% 5,603 1% Dƣ nợ ngắn hạn 3,815 3,747 -1.78% 3,307 -12% 3,413 3% Dƣ nợ trung và dài hạn 802 2,216 176.31% 2,266 2% 2,190 -3%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng PTSP)

Hình 2.7: Dƣ nợ của các doanh nghiệp theo thời gian

Bên cạnh tăng trƣởng tín dụng của các doanh nghiệp tại BAOVIET Bank qua các năm thì tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn của thành phần kinh tế này cũng rất ấn tƣợng. Tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn năm 2012 và 2013 có xu hƣớng giảm đi. Trong khi đó dƣ nợ trung và dài hạn lại tăng cao, điều này là do trong năm 2012 BAOVIET Bank đẩy mạnh tài trợ dự án và có sự tăng trƣởng nóng về tín dụng.

Kết quả này cho thấy, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt luôn quan tâm tới cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn. Một mặt đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, một mặt thực hiện tốt chính sách của Ngân hàng nhà nƣớc nhằm đạt chỉ tiêu an toàn trong hoạt động.

Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp

tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt Hội Sở Chính

Đối với một ngân hàng, những món cho vay đƣợc coi là có chất lƣợng là phải thu đủ cả gốc lẫn lãi. Nếu chỉ thu đƣợc vốn gốc, ngân hàng không thể bù đắp đƣợc chi phí liên quan đến quản lý khoản vay. Khoản lãi đó để đảm bảo duy trì hoạt động và tạo đà cho sự phát triển của ngân hàng. Chính vì thế, lợi nhuận thu đƣợc từ cho vay các doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá chất lƣợng cho vay đối với doanh nghiệp. Chi tiết lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp tại BAOVIET Bank nhƣ sau:

Trong năm 2011 thì tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn cho vay các doanh nghiệp là tƣơng đối tốt đạt 3,9%. Tuy nhiên năm 2012 tỷ lệ này giảm 13% so với năm 2011 và chỉ đạt 3,4%. Trong hai năm hoạt động 2011 và 2012, tình hình kinh tế đất nƣớc gặp nhiều khó khăn đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Không những Ngân hàng TMCP Bảo Việt mà toàn bộ hệ thống Ngân hàng đều vấp phải những khó khăn do thị trƣờng bất động sản trầm lắng đem lại. Đến năm 2013 mặc dù dƣ nợ của KHDN giảm 7% so với năm 2012 và còn 5.573 tỷ đồng, nhƣng tỷ lệ sinh lời lại tăng 19% và đạt 4% tổng dƣ nợ DN, điều đó đƣợc giải thích bằng việc năm 2013 BAOVIET Bank đã thu đƣợc một số khoản nợ quá hạn làm hiệu quả cho vay tăng cao hơn. Năm 2014 tỷ lệ sinh lời không đổi và duy trì ở mức 4%, tổng dƣ nợ KHDN tăng kéo theo lợi nhuận thu đƣợc từ cho vay KHDN cũng tăng theo, nhƣng tỷ lệ sinh lời không thay đổi. Với tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn nhƣ trên tuy là một bƣớc giảm

nhƣng cũng không gây trở ngại trong định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt

Bảng 2.13: Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng đối với KHDN tại BAOVIET Bank

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 Năm 2012 Năm chênh lệch 2013 Năm Chênh lệch 2014 Năm Chênh lệch

Tổng dƣ nợ bình quân của Doanh

nghiệp 4,617 5,963 29% 5,573 -7% 5,603 1%

Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động

tín dụng đối với Doanh nghiệp 179 201 12% 223 11% 226 1%

Tỷ lệ sinh lời (%) 3.9% 3.4% -13% 4.0% 19% 4.0% 1%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Phát triển sản phẩm )

Đây là một tỷ lệ thấp không những so với những năm trƣớc của BAOVIET Bank mà cả với các NHTM cổ phần nói chung. Có thể lý giải do các nguyên nhân sau:

Tăng trƣởng kinh tế năm 2013 chỉ ở mức 5,03%

Lạm phát những tháng đầu năm 2013 cao, vì vậy muốn huy động đƣợc vốn BAOVIET Bank đã phải tăng lãi suất huy động, dẫn đến chi phí đầu vào tăng.

Khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng thì tƣơng ứng với nó là số tiền phải trích dự phòng cũng tăng nên thu nhập từ khối doanh nghiệp này cũng giảm.

BAOVIET Bank là một ngân hàng nhỏ nên chi phí quản lý trên món vay cũng lớn hơn so với các ngân hàng khác.

Nhƣ vậy muốn tỷ lệ sinh lời cao hơn trong hoạt động tín dụng nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng, thì bên cạnh việc đa dạng hoá và tìm nguồn vốn rẻ, BAOVIET Bank còn phải đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng để tiết giảm chi phí quản lý. Đồng thời phải nâng cao chất lƣợng tín dụng và quyết liệt trong thu hồi nợ quá hạn.

 Hiệu suất sử dụng vốn vay doanh nghiệp:

Hiệu suất sử dụng vốn vay KHDN = x 100%

Bảng 2.14: Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng đối với KHDN tại BAOVIET Bank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 trƣởng Tăng Năm 2013 trƣởng Tăng Năm 2014 trƣởng Tăng

Dƣ nợ KHDN 4,617 5,963 29.2% 5,573 -6.5% 5,603 0.5%

Huy động vốn

KHDN 5,796 5,353 -7.6% 5,468 2.1% 5,793 5.9%

Hiệu suất sử dụng

vốn vay KHDN 79.7% 111.4% 39.8% 101.9% -8.5% 96.7% -5.1%

Nhìn vào bảng tổng hợp ta có thể thấy Hiệu suất sử dụng vốn vay DN năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, tăng từ 79,7% lên đến 111,4%. Nguyên nhân là do Dƣ nợ DN tăng mạnh nhƣng huy động vốn DN lại giảm so với năm 2011. Đến năm 2013 Hiệu suất sử dụng vốn vay DN lại giảm 8,5% so với năm 2012 và chỉ còn 101,9%. Tại thời điểm 31/12/2014 hiệu suất sử dụng vốn vay KHDN giảm nhẹ (giảm 5,1%), chỉ còn 96,7%, Nguyên nhân là do huy động vốn KHDN tăng đáng kể, tiêu biểu là tại thời điểm cuối năm 2014 Công ty CP Chứng khoán BSC có hợp dồng tiền gửi 200 tỷ đồng tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)