1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
1.2.4. Rủi ro hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đối với bất cứ chủ thể nào cũng ẩn chứa rủi ro, mỗi chủ thể có những tính chất rủi ro riêng. Rủi ro hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp thƣờng có những vấn đề về hạn chế về năng lực tài chính, trình độ quản lý, khả năng tổ chức kinh doanh, trình độ công nghệ và thiếu tài sản đảm bảo. Các tiêu chí đánh giá rủi ro hoạt động cho vay doanh nghiệp nhƣ sau:
- Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh: Những doanh nghiệp đã có thời gian kinh doanh lâu trong lĩnh vực của mình thì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong vấn đề sử lý phát sinh. Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biếnđộng lên xuống của nhu cầu thị trƣờng; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trƣơng sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng. Và ngƣợc lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp đi vay: Khi lập hồ sơ vay vốn, các doanh nghiệp thƣờng có tâm lý muốn làm tốt báo cáo tài chính của mình lên, để thể hiện với Ngân hàng. Chính vì thế Cán bộ tín dụng phải có trình độ, phân tích đƣợc báo cáo tài chính và đánh giá thực chất đƣợc khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn, chủ động hơn trong việc soay chuyển tài sản, nguồn vốn của mình để thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Ngƣợc lại đối với một doanh nghiệp có tình hình tài chính kém thì sẽ
khó khăn trong việc đƣơng đầu với những rủi ro phát sinh, bị động trong việc cân đối nguồn vốn, tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng và đây là một loại rủi ro tiềm tàng đối với các tổ chức tín dụng.
- Tài sản đảm bảo cho khoản vay: Hiện nay, hầu nhƣ tất cả các NHTM Việt Nam, nhất là các NHTM cổ phần, khi cấp tín dụng đều cần và rất coi trọng tài sản bảo đảm. Và các tài sản bảo đảm đƣợc ƣa thích đó là bất động sản và động sản có giá trị lớn. Đối với doanh nghiệp để đáp ứng đƣợc điều kiện này là rất khó khăn do hiện nay các doanh nghiệp của nƣớc ta mới đang trong giai đoạn tích tụ tƣ bản và tài sản của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ của các thành viên góp vốn là có hạn mà nhu cầu của doanh nghiệp thì lại lớn.
- Mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp: Khách hàng là ngƣời lập phƣơng án, dự án xin vay và sau khi đƣợc ngân hàng chấp nhận, khách hàng là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy việc sử dụng vốn có đúng nhƣ phƣơng án đã nêu hay không sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng khoản vay. Hơn nữa doanh nghiệp thƣờng vay vốn để đầu tƣ phát triển kinh doanh và lấy nguồn thu từ chính phƣơng án đó để trả nợ cho Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp dùng vốn sai mục đích thì sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của mình, Ngân hàng sẽ không kiểm soát đƣợc đồng vốn của mình đã đầu tƣ vào đâu, từ đó sinh ra rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
- Kinh nghiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng: Con ngƣời ở đâu và bao giờ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động từ sản xuất kinh doanh đến hoạt động xã hội, yếu tố con ngƣời trong hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh tốt và muốn có chất lƣợng tín dụng tốt trƣớc hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý là những ngƣời năng động sáng tạo trong kinh doanh với phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề và luôn vì lợi ích của tập thể, vì lợi ích chung của toàn ngân hàng. Thứ nữa là phải có đội ngũ CBTD không
những có đạo đức tốt mà còn tinh thông về nghiệp vụ. Có nhƣ vậy, các khoản vay sẽ đƣợc xử lý tốt, ngân hàng sẽ có đƣợc các khoản tín dụng lành mạnh, giảm thiểu đƣợc nhiều rủi ro và thu đƣợc nhiều lợi nhuận. Ngƣợc lại, khi đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ hạn chế, thiếu tính linh hoạt trong các trƣờng hợp cấp tín dụng, hoặc luôn tuân thủ các quy định của ngân hàng, của nhà nƣớc một cách thụ động mà không xem xét nghiên cứu đối với từng trƣờng hợp cụ thể thì sẽ gây khó khăn, phiền hà cho khách hàng làm giảm uy tín, tạo ra hình ảnh không đẹp về ngân hàng trong mắt khách hàng, đồng thời làm giảm chất lƣợng của hoạt động tín dụng, mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, những doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, vốn và nhân lực hạn chế, báo cáo tài chính luôn thiếu tính minh bạch... thì càng đòi hỏi nhiều hơn ở các CBTD. Vì vậy, CBTD cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau
+ Có đạo đức, lƣơng tâm và trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Phải tinh thông về nghiệp vụ tín dụng nói chung và các nghiệp vụ có liên quan trong hoạt động ngân hàng.
+ Phải có kiến thức kinh tế, khoa học, kỹ thuật và xã hội, để khi tiếp xúc và thẩm định khách hàng có thể hiểu, chia sẻ và tƣ vấn hợp lý nhất để đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi ích của ngân hàng - Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay: Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra tất cả các hoạt động tín dụng của mình. Việc thanh tra, kiểm tra phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục. Đối với doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện kiểm tra hồ sơ về kinh tế, phƣơng án kinh doanh và tài sản bảo đảm; giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ…của khách hàng trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng. Đối với ngân hàng, đó là quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giải ngân, tính hợp pháp hợp lệ của hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo
đảm tiền vay... qua đó phát hiện những sai sót và những tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. Thanh tra, kiểm tra tín dụng góp phần làm tăng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bởi nó giúp ngân hàng vừa thực hiện đƣợc mục tiêu an toàn lại vừa thực hiện đƣợc mục tiêu sinh lời.