Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 106 - 110)

3.3. Các kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, hệ thống pháp luật đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Và sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trƣờng pháp lý lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và thu đƣợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các luật cũng nhƣ các văn bản dƣới luật cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, bất cập làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng. Do đó cần đƣợc sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn trong thời kỳ mới, cụ thể:

thông lệ quốc tế nhƣ các quy định về an toàn vốn, dịch vụ ngân hàng đƣợc phép cung cấp… Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới với mục tiêu thể chế hóa các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế vào trong Luật, phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cũng nhƣ cho việc giám sát an toàn trong hoạt động của các TCTD.

- Trong Luật các TCTD sửa đổi, cần trao quyền cho tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng, không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng của tổ chức tín dụng khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thƣờng. Vì thực tiễn hiện nay cho thấy việc quy định trần lãi suất nhƣ quy định tại Điều 476 Luật Dân sự có ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của các TCTD (chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí hoạt động). Và việc trao quyền cho TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng sẽ không dẫn đến việc khó kiểm soát lãi suất do hiện nay nƣớc ta có 120 tổ chức tín dụng (gồm các NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần, NH 100% vốn nƣớc ngoài, NH liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), do vậy, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là rất lớn, đủ để kiểm soát hoạt động cho vay nặng lãi trong hoạt động ngân hàng.

- Hoàn thiện và tin học hoá việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất và tài sản gắn liền với đất: hiện nay, theo quy định thì đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất đƣợc tiếp nhận và xử lý trong ngày nhƣng riêng Hà Nội thì đƣợc giải quyết trong 05 ngày làm việc liên tục. Do vậy, dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân cho doanh nghiệp. Và khi đăng ký giao dịch, chủ sở hữu phải mang giấy tờ đến cơ quan đăng ký

(Văn phòng đăng ký của Sở hoặc Phòng tài nguyên), điều này làm mất thời gian của khách hàng và của ngân hàng. Vì vậy, sự tin học hoá trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng và doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

- Hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý và phát mại tài sản: theo thông tƣ liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC quy định TCTD không đƣợc trực tiếp bán hay đƣợc trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm. Và nếu không đạt đƣợc sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đƣa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Trong khi đó, Nghị định 178 lại cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt đƣợc sự thỏa thuận giữa các bên. Việc này gây cản trở cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp. Vì khi khách hàng không có thiện chí thì các TCTD phải khởi kiện ra toà, sau đó chuyển hồ sơ tài sản sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tƣ pháp để xử lý, mà những khâu này rất chậm dẫn đến việc thu hồi nợ từ bán tài sản bảo đảm mất rất nhiều thời gian cho ngân hàng.

Hai là, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Từ khi đất nƣớc ta đổi mới, nhất là khi có luật doanh nghiệp ra đời, nền kinh tế nƣớc ta đã phát triển rất đa dạng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Và mỗi thành phần kinh tế đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế nƣớc ta là thành phần kinh tế nhà nƣớc chiếm vai trò chủ đạo nên không tránh khỏi sự ƣu ái của nhà nƣớc trong việc đầu tƣ và phát triển thành phần kinh tế này. Các thành phần kinh tế khác trong đó có các doanh nghiệp mặc dù tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp tới 40% GDP nhƣng vẫn chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của Nhà nƣớc. Chính vì vậy, nhà nƣớc cần có chính sách hợp lý và

đồng bộ để tạo sân chơi bình đẳng cho hoạt động sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

Ba là, nhà nước cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ các Doanh nghiệp .

Ngày 30/06/2009, Thủ tƣớng đã ký Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về việc hỗ trợ việc phát triển Doanh nghiệp . Trong Nghị định đã nêu rõ: Nhà nƣớc khuyến khích thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp, việc lập quỹ phát triển này là từ Ngân sách Nhà nƣớc, vốn đóng góp của các tổ chức trong nƣớc, các khoản viện trợ, tài trợ của nƣớc ngoài… Tuy nhiên để Nghị định này đi vào cuộc sống, Nhà nƣớc cần triển khai các công việc cụ thể nhƣ sau:

- Nhà nƣớc phải xác định nguồn vốn trong quỹ phát triển chủ yếu là vốn góp từ ngân sách và triển khai ngay việc cấp vốn cho quỹ này.

- Các chƣơng trình trợ giúp đào tạo, nâng cao năng lực lập dự án phƣơng án kinh doanh, trợ giúp về mặt bằng sản xuất…. phải đƣợc triển khai đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và xác định rõ vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong việc thực hiện triển khai dự án.

- Cần hình thành và củng cố mạng lƣới các đầu mối trợ giúp các doanh nghiệp tại địa phƣơng với sự chỉ đạo hƣớng dẫn thống nhất của cơ quan quản lý nhà nƣớc về việc xúc tiến, hỗ trợ và triển khai việc hỗ trợ doanh nghiệp .

Bốn là, Nhà nước cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia kiểm toán tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh

Kiểm toán mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế. Thông qua kiểm toán nghiêm túc, ngân hàng sẽ có số liệu chính xác, tin cậy để tham gia tài trợ vốn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh do sự minh bạch trong quản lý cũng nhƣ trong các báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)