Kinh nghiệm cho vay doanh nghiệp của một số nƣớc trong khu vực và trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 47 - 51)

và trên thế giới.

- Trung Quốc: Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp các ngân hàng Trung Quốc chú trọng các công tác nhƣ nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, đầu tƣ vào các ngành truyền thống thế mạnh của quốc gia, thận trọng trong đánh giá tài sản thế chấp vì tình hình bất động sản có những chuyển biến phức tạp, ngoài ra các ngân hàng còn hết sức chú trọng vào công tác giám sát, kiểm tra khoản vay.

- Hàn Quốc: Các NHTM Hàn Quốc trong hoạt động cho vay doanh nghiệp rất chú trọng việc tự cải tổ chính hệ thống ngân hàng bằng cách công bố những ngân hàng có nợ xấu cao và cho phá sản những ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng chú trọng hơn vào đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp nhƣ tăng cƣờng công tác phát triển công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, có những phòng VIP để phục vụ những đối tƣợng doanh nghiệp quan trọng, là đối tác lớn và lâu dài,… thay vì tập trung vào các Tập đoàn kinh tế gia đình trị (Chaebol) nhƣ trƣớc đây.

Ngoài ra, Chính phủ khuyến khích ngân hàng cạnh tranh rộng ra thị trƣờng thế giới và tăng lòng tin của doanh nghiệp đối với ngân hàng,… Trong công tác tín dụng, Chính phủ thiết lập hệ thống thanh tra hợp nhất, tái cấp vốn cho các ngân hàng cung ứng tín dụng ra thị trƣờng và thực hiện mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng qua các công ty KAMCO (mô hình công ty mua bán nợ xấu cấp quốc gia).

- Thái Lan: Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của các ngân hàng Thái Lan đã có tách bạch, phân công rõ chức năng cho các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản nợ vay từ khi tiếp xúc doanh nghiệp, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, thủ tục giấy tờ, đánh giá chất lƣợng khoản vay.

Các ngân hàng luôn quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp nhƣ tƣ cách pháp nhân, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ, kiểm soát và năng lực quản trị điều hành thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra các ngân hàng còn tiến hành chấm điểm doanh nghiệp, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng với mỗi doanh nghiệp. Trong công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay rất đƣợc chú trọng và thƣờng xuyên thu thập thông tin về doanh nghiệp và đánh giá xếp loại doanh nghiệp để có biện phát xử lý kịp thời các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

Kinh nghiệm hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank.)

Năm 2008, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPbank) là một trong số các NHTM hoạt động còn yếu kém, hiệu quả thấp, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động cho vay DN rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém vì vậy đƣợc xếp vào tình trạng quản lý đặc biệt của NHNN. Dƣới sự chỉ đạo của NHNN, ban lãnh đạo VPbank đã sắp xếp cải tổ lại toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là phát triển hoạt động cho vay DN.

Chỉ sau 3 năm, hoạt động cho vay DN của VPbank đã có nhiều khởi sắc, dần đi vào ổn định và hiệu quả, quy mô ngày càng đƣợc mở rộng, thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biêt, nợ xấu giảm xuống dƣới 1%. Thậm chí đến năm 2013, VPbank trở thành một trong những NHTM có bƣớc bứt phá ngoạn mục nhất ngành ngân hàng, với mức tăng trƣởng tín dụng ấn tƣợng. Để đạt đƣợc những kết quả đó, VPbank đã tích cực trong việc tìm giải pháp để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro trong cho vay đã đƣợc VPbank đặc biệt chú trọng, thể hiện ở một số điểm:

Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bƣớc cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng đƣợc xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mối cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã đƣợc lƣờng trƣớc.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay DN:

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn an toàn, hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPbank và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, VPbank tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng doanh nghiẹp từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cƣờng quan hệ, có chính sách ƣu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngƣợc lại, hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cƣờng các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng doanh nghiệp xếp hạng thấp hơn.

Từ việc nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay doanh nghiệp của VPbank chúng ta thấy rằng: để chất lƣợng cho vay doanh nghiệp đƣợc nâng

cao thì đòi hỏi các NHTM phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất.

Từ kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và của ngân hàng VPBank ta có thể thấy để phát triển hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nói chung và phát triển hoạt động cho vay khách hàng nói riêng thì các ngân hàng đều phải trú trọng vào việc nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, sàng lọc đối tƣợng khách hàng, hoàn chỉnh bộ máy quản trị rủi ro, mở rộng thị trƣờng và một điều quan trọng nữa là hoàn thiện các quy trình và có tính kế thừa trong việc thực hiện nghiệp vụ ngân hàng.

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)