Các hoạt động của Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 55)

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bảo Việt

2.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng TMCP Bảo Việt

- Huy động vốn: Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là nhân tố then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đối với hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn lại càng quan trọng, nó chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động, quyết định quy mô hoạt động tín dụng cũng nhƣ các hoạt động khác.

- Hoạt động cho vay và đầu tƣ:

oCho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ.

oTài trợ xuất khẩu, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

oĐồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những phƣơng án, dự án lớn với thời gian hoàn vốn dài.

oCho vay tiêu dùng và cho vay thấu chi.

oĐầu tƣ trên thị trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế. - Hoạt động Bảo Lãnh: bảo lãnh, tái bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán.

- Ngân quỹ:

oMua bán ngoại tệ

oMua bán các chứng từ có giá

oThu, chi hộ tiền mặt VNĐ và các loại ngoại tệ..

oCất giữ vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế, cho thuê két sắt.

- Thẻ và ngân hàng điện tử:

oPhát hành và thanh toán các loại thẻ.

oInternet Banking, Phone Banking, SMS Banking

- Các hoạt động khác: tƣ vấn đầu tƣ tài chính, khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, cho thuê tài chính.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến tháng 12 năm 2014.

2.1.4.1. Huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế, là nhân tố then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đối với hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn lại càng quan trọng, nó chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động, quyết định quy mô hoạt động tín dụng cũng nhƣ các hoạt động khác.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Huy động vốn KHCN 1,495 1,677 1,869 2,149 Huy động vốn KHDN 5,796 5,353 5,468 5,793 Tổng số huy động vốn 7,291 7,030 7,337 7,942

Nguồn: phòng phát triển sản phẩm, Ngân hàng Bảo Việt

Đơn vị: tỷ đồng

Chịu tác động từ những diễn biến phức tạp của nền kinh tế và những thay đổi trong chính sách điều hành lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nƣớc, công tác huy động vốn cá nhân gặp rất nhiều trở ngại. Tuy vậy, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, số dƣ huy động vốn đạt mức 7.291 tỷ đồng, cuối năm 2012 giảm nhẹ và chỉ đạt 7.030 tỷ đồng và cuối năm 2013 tăng nhẹ và đạt 7.337 tỷ đồng. Đến năm 2014 BAOVIET Bank có chính sách huy động vốn ƣu đãi hơn so với các ngân hàng khác, do đó số dƣ huy động vốn KHCN tăng 280 tỷ đồng và đạt 2.149 tỷ đồng.

Bên cạnh đó số dƣ huy động KHDN là 5.793 tỷ đồng, tuy doanh số huy động vốn của KHDN lớn hơn của KHCN nhƣng con số vẫn còn khiêm tốn, nhƣng trong bối cảnh lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, có thể nói, khối KHDN đã có những thành công nhất định trong việc duy trì và phát triển các nguồn huy động truyền thống, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về trần lãi suất. Vào 31/12/2013 đạt 5.468 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2012 là 5.353 tỷ đồng. Đến thời điểm 30/06/2014 số dƣ huy động vốn KHDN đạt 5.793 tỷ đồng và tăng 325 tỷ đồng so với cuối năm 2013 là do một số khách hàng lớn ký hợp đồng tiền gửi tại BAOVIET Bank, đặc biệt là Công ty CP Chứng khoán BSC gửi 200 tỷ đồng và một số doanh nghiệp khác. Tuy nhiên đây chỉ là con số thời điểm.

Bảng 2.2: Số liệu phát triển khách hàng từ năm 2011 - 31/12/2014

Đơn vị tính: Khách hàng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Số lƣợng KHCN 12,323 43,102 45,393 49,032

Số lƣợng KHDN 660 1,338 1,549 1,783

Tổng số khách hàng 12,983 44,440 46,942 50,815

Hình 2.4: Biểu đồ phát triển khách hàng từ 2011 - 31/12/2014

Tuy năm 2014 nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhƣng do có đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng dành cho BAOVIET Bank, số lƣợng KHCN tại thời điểm 31/12/2014 tăng thêm đạt con số 49.032 khách hàng, tăng trƣởng 3.639 khách hàng so với năm 2013. Đối với doanh nghiệp, BAOVIET Bank phát triển thêm số lƣợng khách hàng đạt mức khá, năm 2012 đạt 1.338 khách hàng, năm 2013 đạt 1.549 khách hàng, đến thời điểm 31/12/2014 đạt 1.783 khách hàng.

2.1.4.2. Cho vay

Cũng nhƣ các ngân hàng khác, hoạt động cho vay là một hoạt động mang tính truyền thống đem lại lợi nhuận lớn nhất. Chi tiết về hoạt động cho vay của BAOVIET Bank nhƣ sau:

Bảng 2.3: Số liệu cho vay từ năm 2011 - 31/12/2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Cho vay KHCN 998 750 816 902

Cho vay KHDN 4,617 5,963 5,573 5,603

Tổng số dƣ cho vay 5,615 6,713 6,389 6,505

Hình 2.5 Biểu đồ phát triển cho vay từ năm 2011 - 31/12/2014

Do tình hình kinh tế khó khăn nên năm 2012 khiến BAO VIET Bank phải điều chỉnh hoạt động tín dụng so với kế hoạch ban đầu. Theo đó, dƣ nợ cho vay của Phòng KHCN (trong đó chủ yếu là cho vay tiêu dùng cá nhân) giảm xuống còn 750 tỷ vào 31/12/2012, tƣơng đƣơng 75% so với 31/12/2011, tuy nhiên đến năm 2013, BAOVIET Bank có một bƣớc tiến mới là tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ, đồng thời Ban điều hành có chính sách thúc đẩy dƣ nợ, kéo dƣ nợ cho vay cá nhân lên 816 tỷ. Dƣ nợ cho vay của doanh Nghiệp có sự phát triển đều giữa các năm, nhƣng đến cuối năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012, dƣ nợ KHDN năm 2013 chỉ còn 5.573 tỷ. Trong năm 2013, Khối KHDN theo chủ trƣơng chính sách của Ban Giám đốc đã điều hành chính sách tín dụng một cách linh hoạt để vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu giải ngân của các khách hàng đã cấp hạn mức, phát triển khách hàng mới và đảm bảo tỷ lệ tăng trƣởng không vƣợt mức quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc trên toàn hệ thống. Tuy nhiên vẫn có sự giảm nhẹ trên là do một số khách hàng doanh nghiệp có dƣ nợ lớn đã tất toán khoản vay tại ngân hàng. Năm 2014 số dƣ cho vay của BAOVIET Bank đã có sự tăng trƣởng, đạt 6.505 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ cho vay KHCN là 902 tỷ đồng, cho vay KHDN đạt 5.603 tỷ đồng, tăng 30

tỷ đồng so với cuối năm 2013.

2.1.4.3. Doanh số sản phẩm bán chéo bảo hiểm:

Bảng 2.4: Doanh số từ hoạt động bán bảo hiểm từ năm 2011 -2014

3. Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Bancassurance 1.20 11.10 18.90 18,34

Nguồn: phòng phát triển sản phẩm BAOVIET Bank

Mặc dù Tập đoàn Bảo Việt không còn sở hữu cổ phần chi phối BAOVIET Bank. Nhƣng BAOVIET Bank vẫn là công ty liên kết và là một thành viên trong tập đoàn Bảo Việt nên cũng thực hiện công viêc bán chéo sản phẩm hỗ trợ cho Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Doanh số bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) phụ thuộc rất nhiều vào tăng trƣởng tín dụng. Ngân hàng TMCP Bảo Việt đƣợc thành lập vào cuối năm 2008, số lƣợng khách hàng quan hệ với BAOVIET Bank chƣa nhiều, vì vậy doanh số bán bảo hiểm đạt mức khiêm tốn. Năm 2012, do có sự quảng bá tốt về hình ảnh và chủ trƣơng mở rông kinh doanh trên toàn hệ thống, doanh số bán bảo hiểm tăng đột biến gấp 9 lần so với năm 2011 và đạt 11,1 tỷ đồng. Do tăng trƣởng tín dụng giảm sút năm 2013, doanh số bán bảo hiểm của BAOVIET Bank đạt 18,9 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014 doanh số bán bảo hiểm giảm còn 18,34 tỷ đồng, là do nhiều hợp đồng bảo hiểm có thời hạn một năm và mua bảo hiểm vảo nửa đầu của năm, vì vậy trong nửa cuối năm 2014 doanh số bảo hiểm có sự sụt giảm.

2.2 Công tác hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt

2.2.1 Các quy định của ngân hàng Bảo Việt về cho vay

Tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt có những quy định chung về cho vay áp dụng đối với cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, các quy định đó nhƣ sau:

Điều kiện vay vốn: Ngân hàng TMCP Bảo Việt chỉ xem xét và quyết định cho vay đối với những khách hàng có đủ các điều kiện sau:

-Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

-Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hƣớng hoạt động tín dụng của BAOVIET Bank.

-Có dự án đầu tƣ/phƣơng án kinh doanh/phƣơng án phục vụ đời sống khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.

-Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phƣơng án kinh doanh, phƣơng án phục vụ đời sống theo quy định của BAOVIET Bank.

-Đáp ứng các điều kiện trong các quy định cho vay của Ngan hàng Nhà nƣớc và thể lệ tín dụng do BAOVIET Bank ban hành.

Những nhu cầu vốn Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt không cho vay

BAOVIET Bank không cấp tín dụng cho các nhu cầu vốn sau đây:

-Mua sắm các hàng hoá tài sản hoặc chi phí để hình thành các tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi.

-Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. -Các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

-Cho vay đảo nợ chỉ đƣợc thực hiện sau khi NHNN có văn bản quy định và Hội đồng Quản trị BAOVIET Bank có quyết định cho phép thực hiện.

Những khách hàng Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt không cho vay:

-Thành viện Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Riêng Giám đốc, phó Giám đốc Chi nhánh; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh không đƣợc vay tại đơn vị mình phụ trách của Bảo Việt Bank.

-Cán bộ, nhân viên của BAOVIET Bank trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thẩm dịnh, xét duyệt cho vay không đƣợc vay tại đơn vị mình công tác.

-Bố, mẹ, vợ chồng, con của thành viên Hồi đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc.

-Doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh chứng khoán mà BAOVIET Bank nắm quyền kiểm soát.

Những khách hàng Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt hạn chế cho vay:

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bảo Việt không cho vay không có tài sản bảo đảm, không cho vay với những điều kiện ƣu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tƣợng sau đây:

-Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Bảo Việt Bank, Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh ta tại BAOVIET Bank, Kế toán trƣởng BAOVIET Bank.

-Các cổ đông lớn của BAOVIET Bank (sở hữu tối thiểu 10% vốn điều lệ của Bảo Việt Bank).

-Doanh nghiệp mà BAOVIET Bank đang nắm quyền kiểm soát. -Các khoản vay nhằm đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán.

Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Để thực hiện hoạt động cho vay đối với một KHDN hay một khách hàng cá nhân thì BAOVIET Bank thực hiện các bƣớc sau đây:

Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng doanh nghiệp

Chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp thị và tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ nhu cầu vay vốn và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, tƣ vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ tín dụng khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng tại BAOVIET Bank. Tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ khách hàng.

Bƣớc 2: Phân tích thẩm định tín dụng và định giá TSĐB Chuyên viên QHKH tiến hành các công việc sau:

- Thẩm định tƣ cách khách hàng.

- Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính đối với pháp nhân hoặc nguồn thu nhập đối với khách hàng.

- Thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng.

- Thẩm định nhu cầu vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. - Tính toán các chỉ tiêu tài chính để phân tích tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Lập tờ trình cho vay.

- Tiến hành định giá tài sản đảm bảo. Riêng công việc này đƣợc Tổ thẩm định chi nhánh phòng Tái thẩm định tại HO định giá.

- Lập biên bản định giá TSĐB

Bƣớc 3: Kiểm soát nội dung thẩm định

Trƣởng phòng/quản lý cao cấp Phòng KHDN hoặc Phòng KHCN căn cứ vào tờ trình của chuyên viên QHKH đƣa ra các ý kiến cá nhân, chấp thuận hay không chấp thuận đối với các khoản vay của khách hàng theo các điều kiện Chuyên viên thẩm định đề xuất, hoặc yêu cầu bổ sung thêm điều kiện. Sau khi có ý kiến trên tờ trình, chuyển toàn bộ hồ sơ khoản vay lên Ban Giám Đốc Chi nhánh.

Bƣớc 4: Phê duyệt

Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng giám đốc phê duyệt khoản vay tùy thuộc thẩm quyền:

- Giám đốc TTKD/Chi nhánh xét duyệt trong hạn mức đƣợc phân quyền (500 triệu đồng).

- Giám đốc Chi nhánh xem xét phê duyệt khoản vay vƣợt hạn mức Giám đốc Chi nhánh.

- Bộ phận tái thẩm định xem xét món vay vƣợt hạn mức phê duyệt của giám đốc chi nhánh.

Bƣớc 5: Tái thẩm định

Phòng Tái thẩm định tại HO thẩm định hồ sơ trong hạn mức của Tổng giám đốc.

Bƣớc 6: Phê duyệt thuộc hạn mức tín dụng Ban tín dụng Hội Sở, HĐTD, HĐQT

- Ban tín dụng HO xét duyệt theo phân quyền trong mức phê duyệt của TGĐ.

- Hội đồng tín dụng HO xét duyệt các khoản tín dụng trên hạn mức của TGĐ và nằm trong thẩm quyền của HĐTD HO.

- HĐQT xét duyệt các khoản cho vay vƣợt thẩm quyền phán quyết của HĐTD HO.

Bƣớc 7: Thông báo tín dụng

Chuyên viên QHKH phối hợp cùng Phòng Tái thẩm định lập thông báo tín dụng, trong thông báo tín dụng thể hiện các điều kiện cho vay. Thông báo tín dụng sẽ đƣợc kịp thời gửi khách hàng/

Bƣớc 8: Hoàn thiện và soạn thảo các thủ tục ký HĐTD, hợp đồng bảo đảm - Chuyên viên QHKH căn cứ ý kiến xét duyệt, Chuyên viên khách hàng hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp xét duyệt.

- Chuyên viên Tác nghiệp tín dụng soạn thảo HĐTD, thế chấp, cầm cố, bảo đảm bằng tài sản của Bên thứ ba, các hợp đồng, chứng từ có liên quan khác, làm thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.

- Trƣởng các Đơn vị kinh doanh hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền ký HĐTD, Hợp đồng bảo đảm sau khi có đầy đủ chữ ký kiểm soát của Cán bộ kiểm soát Quản lý và hạch toán tín dụng.

Chuyên viên Tác nghiệp tín dụng thực hiện các hoạt động:

- Kiểm tra điều kiện giải ngân, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt.

- Lập và trình ký Khế ƣớc/ Giấy nhận nợ khi hồ sơ vay hợp lệ, đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)