Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp logic kết hợp với lịch sử; Phƣơng pháp thống kê, mô tả; Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp; Phƣơng pháp so sánh… Đặc biệt, luận văn có sử dụng phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT.

2.2.1 Phương pháp logic - lịch sử

Quan hệ logic là quan hệ xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không

quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẻ, trong đó chứa đựng những yếu tố ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên, sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật.

Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.

Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về cơ sở lý luận về QLNL ở chƣơng 1, chƣơng 3 đã phân tích thực trạng QLNL theo các nội dung QLNL; Từ những bài học kinh nghiệm về QLNL tại 1 số DN, từ những hạn chế và nguyên nhân trong QLNL tại BKACAD, từ những yếu tố tác động trong bối cảnh mới, luận văn đƣa ra các giải pháp ở chƣơng 4. Các tiểu mục trong các chƣơng, mục đều đƣợc thiết kế theo logic chặt chẽ.

Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong toàn luận văn, nhƣng phổ biến ở chƣơng 3: thực trạng QLNL tại BKACAD đƣợc phân tích theo trình tự thời gian.

2.2.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 3, đặc biệt trong chƣơng 3 - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý NL tại BKACAD. Từ các thông tin đƣợc thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong công tác QLNL.

2.2.3 Phương pháp thống kê, mô tả

Phƣơng pháp thống kê, mô tả là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn và những hiện tƣợng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu đƣợc thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3. Số liệu thống kê về biến động lao động , cơ cấu lao động qua các năm ; Số liệu về tuyển du ̣ng lao đô ̣ng , cơ cấu lao đô ̣ng , quỹ lƣơng, thƣởng; Các số liệu về kết quả KD của BKACAD, nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung QLNL của Công ty.

2.2.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT là một trong 5 bƣớc hình thành chiến lƣợc sản xuất KD của một DN, bao gồm: xác lập tôn chỉ của DN, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên

của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích KD của DN.

Sử dụng mô hình SWOT nhằm xây dựng cây vấn đề , cây mục tiêu trong phân tích thực trạng và hoạch định chiến lƣợc cho tổ chƣ́c ; Xác định những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân ha ̣n chế về công tác QLNL tại BKACAD. Sử dụng kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để hình thành chiến lƣợc thích ứng nhƣ:

Kết hợp S-O: nhằm tăng cƣờng sử dụng điểm mạnh khai thác triệt để những cơ hội.

Kết hợp S-T: sử dụng điểm mạnh của DN để vƣợt qua đe dọa, thách thức của môi trƣờng.

Kết hợp W-O: nắm lấy các cơ hội, đồng thời khắc phục những điểm yếu của DN.

Kết hợp W-T : Tạo sự chủ động chống đỡ những mối đe dọa để giảm thiểu mức độ rủi ro. Ngoài ra với DN có thể kết hợp từng điểm mạnh, điểm yếu cụ thể của từng DN với từng cơ hội, đe dọa cụ thể của từng môi trƣờngKD để có thể hình thành những chiến lƣợc KD.

2.2.5 Các phương pháp khác

Phương pháp kinh nghiệm: là tập hợp những kiến thức, kỹ năng QLNL đã đƣợc đúc kết từ thực tiễn. Để thực hiện phƣơng pháp này, tác giả đã tìm hiểu tài liệu, kinh nghiệm QLNL của một số công ty trong và ngoài nƣớc. Từ đó khái quát những kinh nghiệm xảy ra trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định nào đó và xem xét có thể vận dụng vào đƣợc với điều kiện của BKACAD.

Phương pháp quan sát: sử dụng các giác quan để thu nhập các số liệu, dữ kiện cần thiết cho nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này để ghi nhận lại những hành vi trong quá trình QLNL của BKACAD theo thời gian. Kết quả thu đƣợc sẽ phối hợp với kết quả thu đƣợc từ những phƣơng pháp (điều tra, phân tích, thống kê…) làm cơ sở để đƣa ra những đánh giá hay kết luận.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO, TRIỂN KHAI DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)