Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nhân sự của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội (Trang 62 - 67)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1 Khái quát về Công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ CNTT & Viễn thông

3.1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý nhân sự của Công ty

3.1.3.1. Bộ máy tổ chức của Công ty

Tổ chức trong công ty đƣợc thực hiện theo dạng cơ cấu trực tuyến chức năng và chia ra: Ban giám đốc, hệ thống các phòng ban giúp việc và các chi nhánh trực thuộc.

Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Giám đốc nhân sự, Kế toán trƣởng.

Các phòng ban chức năng bao gồm: Phòng Kế hoạch Nhân sự, phòng Tài chính kế toán, Phòng Truyền thông & hƣớng nghiệp, Phòng đào tạo & Giáo vụ, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Kỹ thuật & Công nghệ.

Các chi nhánh trực thuộc bao gồm: Chi nhánh TP HCM, Chi nhánh Hải Phòng & 3 site tại chi nhánh Hà Nội.

Trong mỗi chi nhánh, nhân sự vẫn thuộc quản lý về chuyên môn từ các phòng ban chức năng của Công ty.

Các tổ chức đoàn thể chính trị khác: Đảng ủy, Công đoàn, Nữ công và đoàn thanh niên, hội sinh viên.

Ghi chú các quan hệ:

Lãnh đạo:

Phối hợp:

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty (Nguồn: Phòng KHNS năm 2015)

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ

TOÁN

PHÒNG TRUYỀN THÔNG & HƯỚNG

NGHIỆP PHÒNG ĐÀO

TẠO & GIÁO VỤ PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG KỸ THUẬT & CÔNG NGHỆ BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH (HÀ NỘI, TPHCM, HẢI PHÒNG) BỘ PHẬN TUYỂN SINH DÀI HẠN BỘ PHẬN ĐÀO TẠO TẠI CÁC CHI NHÁNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN CHI NHÁNH BỘ PHẬN TUYỂN SINH NGẮN HẠN BỘ PHẬN TUYỂN SINH DOANH NGHIỆP PHÒNG KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

Cơ cấu tổ chức của công ty có ƣu điểm là:

Một là, Tạo sự chuyên môn hóa sâu trong công việc.

Hai là, Chú trọng và phát huy đƣợc sức mạnh chức năng chính của từng bộ phận.

Ba là, Làm công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở các bộ phận trở lên đơn giản hơn.

Bốn là, Giải phóng cho ngƣời lãnh đạo cao nhất khỏi các công việc vụn vặt có tính kỹ thuật, nghiệp vụ để tập trung vào các công việc mang tính vĩ mô bao quát.

Năm là, Làm cho cấp trên dễ dàng kiểm tra chặt chẽ các hoạt động theo chức năng của cấp dƣới tại các bộ phận.

Cơ cấu tổ chức của công ty có nhƣợc điểm:

Một là, Trách nhiệm KD tập trung quá lớn ở Giám đốc các chi nhánh, các bộ phận phòng ban chức năng không phát huy đƣợc hiệu quả hoạt động của mình.

Hai là, có sự chồng chéo trong công tác quản lý và chỉ đạo. Nhân sự ở các chi nhánh vừa chịu sức ép quản lý về chuyên môn của các phòng ban chức năng, vừa chịu sức ép quản lý và điều hành từ Giám đốc các chi nhánh.

Ba là, Bộ máy làm việc cồng kềnh, mối quan hệ giữa các chi nhánhvà phòng ban chức năng trong công ty khá phức tạp.

Bốn là, sự phối hợp trong hoạt động KD giữa các chi nhánh còn hạn chế.

Năm là, thiếu đồng bộ về hoạt động cũng nhƣ chất lƣợng KD - phục vụ.

3.1.3.2 Bộ máy quản lý nhân sự của Công ty

VIỆN

Ghi chú các quan hệ:

Lãnh đạo:

Phối hợp:

Hình 3.3 - Sơ đồ bộ máy QLNL của Công ty

(Nguồn: Phòng KHNS năm 2015 & tác giả xây dựng)

LÃNH ĐẠO PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN LÃNH ĐẠO PHÒNG TRUYỀN THÔNG – HƢỚNG NGHGGHIỆP LÃNH ĐẠO PHÒNG ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP LÃNH ĐẠO PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ PHÒNG KẾ HOẠCH NHÂN SỰ LÃNH ĐẠO CÁC CHI NHÁNH (HÀ NỘI, SÀI GÒN, HẢI PHÒNG)

KẾ TOÁN CHI NHÁNH BỘ PHẬN ĐÀO TẠO

CHI NHÁNH BỘ PHẬN TUYỂN SINH CHI NHÁNH LÃNH ĐẠO CÔNG TY BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Qua hình 3.3 cho thấy BKACAD quản lý NL theo cơ cấu vừa trực tiếp vừa chức năng, tùy thuộc từng phòng ban bộ phận, trong đó cơ cấu chức năng đóng vai trò chủ đạo. Trong phạm vi toàn DN, ngƣời lãnh đạo tuyến trên lẫn ngƣời lãnh đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ cho các phòng ban, bộ phận có liên quan trực thuộc: Nhiệm vụ quản lý trong cơ cấu này đƣợc phân chia theo các chức năng riêng biệt để cùng tham gia quản lý. Mỗi đơn vị đƣợc chuyên môn hoá thực hiện chức năng và hình thành những ngƣời lãnh đạo chức năng.

Tham gia vào công tác QLNL BKACAD, bộ máy QLNL bao gồm: Lãnh đạo Công ty (Ban giám đốc), Giám đốc Nhân sự, Giám đốc các chi nhánh, lãnh đạo các phòng ban chức năng và phòng Kế hoạch nhân sự.

Nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhân sự:

- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn NL định kỳ theo năm, quý, tháng.

- Xây dựng chƣơng trình phát triển nghề nghiệp cho CBNV công ty. - Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.

- Hoạch định nguồn NL nhằm phục vụ tốt cho hoạt động KD và chiến lƣợc của công ty.

- Xây dựng quy chế lƣơng thƣởng, các biện pháp khuyến khích - kích thích ngƣời lao động làm việc, thực hiện các chế độ BHYT + BHXH cho ngƣời lao động.

- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.

- Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.

- Tham mƣu đề xuất cho BGĐ các phƣơng án để xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự.

- Tham mƣu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành, đào tạo, tuyển dụng trong công ty.

- Tham mƣu cho BGĐ về xây dựng các phƣơng án về lƣơng bổng, khen thƣởng các chế độ phúc lợi cho ngƣời lao động.

- Xây dựng và quản lý các biểu mẫu liên quan đến quản lý nhân sự

- Đề xuất các phƣơng án thƣởng lễ, tết, trợ cấp...cho ngƣời lao động và tổ chức thực hiện.

- Quản lý giờ làm việc, nghỉ phép của CNV theo quy định của Công ty, hàng tháng tổng hợp các trƣờng hợp nghỉ phép để chuyển cho bộ phận kế toán tính lƣơng và báo cáo Giám đốc Công ty.

- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Công ty phân công. Theo mô hình QLNL trên sẽ có những ƣu nhƣợc điểm:

Ƣu điểm: Thực hiện đƣợc chế độ một thủ trƣởng. Tận dụng đƣợc các chuyên gia và khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng nếu để riêng

Nhƣợc điểm: Số lƣợng ngƣời tham mƣu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không đƣợc tổ chức hợp lý. Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngƣợc nhau của các bộ phận chức năng và giám đốc điều hành tại các chi nhánh nên phải họp nhiều. Tuy vậy, do cơ cấu này có quá nhiều ƣu điểm nên nó đƣợc áp dụng trong cơ chế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)