Bối cảnh mới và định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội (Trang 98 - 103)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1 Bối cảnh mới và định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của

BKACAD giai đoạn 2016 - 2020

4.1.1 Bối cảnh kinh tế mới

Trƣớc những chuyển biến sâu sắc và toàn diện của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, hoạt động đào tạo NNL chất lƣợng cao đạt chuẩn Quốc tế trong lĩnh vực CNTT & ĐTVT của BKACAD có nhiều thuận lợi:

(1)Những định hƣớng chiến lƣợc, mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới đã mở ra cơ hội phát triển cho khoa học & công nghệ, trong đó có lĩnh vực đào tạo, chuyển giao và ứng dụng CNTT & VT vào các lĩnh vực của cuộc sống. Lĩnh vực đào tạo NNL chất lƣợng cao, đạt chuẩn Quốc tế có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.

(2)Chiến lƣợc và tầm nhìn đến năm 2020 đã đƣợcThủ tƣớng Chính phủ xác định rõ: CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lƣợc, góp phần tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải đƣợc lồng ghép trong các chƣơng trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng. (QĐ số 246/2005/QĐ-TTg của TTCP)

(3)Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp CNTT và truyền thông, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cƣờng năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hƣớng ƣu tiên quan trọng đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm.

(4)Quá trình hội nhập quốc tế và giao lƣu kinh tế thế giới có những tác động mạnh mẽ đến ngành CNTT & ĐTVT. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, khu vực (WTO, FTA, AEC, TPP,...) mở ra cơ hội tiệm cận, giao lƣu, phát triển khoa học - công nghệ cho ngành CNTT & ĐTVT nƣớc nhà. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng này cho phép NL ngành càng có điều kiện để tiếp cận với trình độ phát triển khoa học-công nghệ hiện đại nhất thế giới và mở ra thị trƣờng NL vô cùng rộng lớn, vƣợt ra khỏi biên giới Quốc gia.

(5)Theo Sách trắng CNTT Việt Nam 2014, Bộ Thông tin - Truyền thông công bố đến năm 2020, NL trong lĩnh vực CNTT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực CNTT ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động hoạt động, nhƣng hiện tổng số nhân lực làm việc trong ngành này mới đạt hơn 440.000 ngƣời, khiến cho nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao. Theo báo cáo của Gartner (công ty nghiên cứu và tƣ vấn hàng đầu về công nghệ thông tin) Việt Nam hiện nằm trong top 10 nƣớc hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dƣơng và 30 của thế giới về gia công và phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã minh chứng, NL thuộc lĩnh vực CNTT là một trong những ngành ít chịu sự tác động nhất.

Bên cạnh những thuận lợi của bối cảnh và xu hƣớng phát triển, ngành CNTT & ĐTVT cũng gặp không ít khó khăn:

(1)Sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ mạng và internet cùng với các Website thông tin trực tuyến trong các lĩnh vực của cuộc sống đã làm cho nhu

cầu triển khai các hệ thống ứng dụng trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, tình hình mất an toàn, an ninh mạng đang diễn biến phức tạp và xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt số vụ tấn công, xâm nhập hệ thống thông tin đang gia tăng ở mức báo động về số lƣợng, đa dạng về hình thức, tinh vi về công nghệ. Việc xây dựng NL chuyên sâu về An ninh thông tin có đủ khả năng đối phó với các nguy cơ và rủi ro là chìa khóa để đƣa công nghệ Mạng và Truyền thông trở thành một động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngoài cơ hội, đây cũng là thách thức cho BKACAD phát huy thế mạnh chuyên môn trên đà phát triển nhanh chóng.

(2)Hiện nay, chƣa có hiệp ƣớc hay luật quốc tế nào về an toàn, an ninh mạng ra đời mà chỉ tồn tại một bộ quy tắc, có thể tạm xem là chuẩn mực, nhƣng còn mang tính chắp vá nhằm xác định những cách hành xử đƣợc chấp nhận trên không gian mạng”. Đây là thách thức rất lớn đặt ra cho các cơ quan nhà nước, DN, tổ chức, cá nhân làm việc trong lĩnh vực CNTT chính là làm thế nào và làm gì để nhanh chóng thích nghi và có những bước đi phù hợp để ứng phó được với thách thức của một kỷ nguyên mới về an toàn, bảo mật thông tin mạng.

(3) Phát triển NL công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hƣớng tăng nhanh tỷ lệ NNL có trình độ cao, tăng cƣờng năng lực CNTT và truyền thông quốc gia.

(3) Một thách thức lớn đối với BKACAD là ngăn chặn & giải quyết trình trạng chảy máu chất xám của DN. Là đơn vị trực tiếp đào tạo ra NL chất lƣợng cao, đòi hỏi DN phải sở hữu đội ngũ NL có trình độ chuyên môn cao, chất xám cực tốt. Đây là yếu tố đặc thù cũng là rủi ro, thách thức đối với lãnh đạo và bộ máy QLNL của BKACAD, đòi hỏi DN cần có chính sách đặc biệt để thu hút và giữ chân ngƣời tài, giải quyết tình trạng chất xám đang chảy sang các DN, Tập đoàn trong và goài nƣớc.

(4) Trong lĩnh vực đào tạo NL ngành CNTT & VT chất lƣợng cao theo tiêu chuẩn Quốc tế cũng có sự cạnh tranh gay gắt và phức tạp giữa các đơn vị đào tạo,

các đối thủ cạnh tranh, các loại hình đào tạo, chất lƣợng đào tạo... Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra với NL ngành CNTT & VT ngày càng cao, ngoài chuyên môn giỏi, khả năng ứng dụng công nghệ, vận hành thiết bị thật còn cần đến những tố chất của công dân toàn cầu (tiếng anh, kỹ năng làm việc, phối hợp xuyên quốc gia)… Điều đó đòi hỏi BKACAD, là DN đi đầu trong lĩnh vực, mỗi năm cung cấp hàng nghìn NL chất lƣợng cao ra thị trƣờng phải giữ vững vị thế, ngày càng tối ƣu hóa sản phẩm, giáo trình, dịch vụ, phƣơng pháp giảng dạy, cơ sở vật chất…để đáp ứng nhu cầu NL ngày càng khắt khe của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

4.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực BKACAD đến năm 2020

Chiến lƣợc KD của Công ty giai đoạn 2016- 2020 đã đề ra mục tiêu: phấn đấu trở thành Học viện số 1 Châu Á về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao CNTT và VT theo tiêu chuẩn Quốc tế; góp phần quan trọng trong công cuộc cung cấp hàng nghìn NL trình độ cao mỗi năm cho ngành CNTT đất nƣớc, và là cầu nối về giải pháp và chuyển giao công nghệ giữa các tập đoàn CNTT & Viễn thông lớn nhất thế giới với thị trƣờng CNTT Việt Nam. (BKACAD, 2015)

Để đáp ứng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc KD, Ban giám đốc Công ty xác định: việc hoạch địch, thu hút & quản lý tốt NL là mục tiêu phát triển bền vững, là chìa khoá giúp công ty vƣơn lên từ vị trí số 1 thị trƣờng Việt Nam ra Châu Á.

Để đảm bảo mục tiêu phát triển và tăng trƣởng hằng năm. Ban giám đốc Công ty đã xác định xây dựng BKACAD thành tổ chức học hỏi, giúp công ty không rơi vào tình trạng trì trệ, mỗi nhân sự đều phải xác định rõ hai con đƣờng phát triển: hoặc làm cán bộ QL, hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Chính điều này đã tạo ra động lực trong BKACAD, thúc đẩy việc học tập, giúp từng cá nhân nỗ lực hoàn thiện, nâng cao phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Từ đó, định hƣớng của Công ty nhƣ sau:

* Phân cấp, trao quyền cho cấp dưới

nhìn phù hợp hơn xu hƣớng phát triển chung về cả hiện tại và tƣơng lai, nhận định cơ hội nhận diện thách thức rủi ro. Từ đó điều hành Công ty, các bộ phận chức năng trong BKACAD lên kế hoạch và triển khai. Nhận thức đúng vai trò tìm và sử dụng đƣợc ngƣời tài và nên tin tƣởng phân cấp giao cho họ những quyền hạn cụ thể, kèm theo chỉ rõ trách nhiệm cụ thể để họ có thể chủ động, sáng tạo làm tốt chức trách công việc đƣợc giao. Khi đã giao quyền thì phải là quyền thực sự, đồng thời lãnh đạo cần thể hiện sự tin tƣởng và để cho họ chủ động, toàn tâm toàn ý làm công việc của mình, tránh can thiệp trực tiếp.

* QLNL theo định hướng và minh bạch

Lãnh đạo cao nhất đến lãnh đạo các bộ phận trong công ty sẽ thực hiện chia sẻ thông tin với nhân viên về: xu hƣớng phát triển, thuận lợi, thách thức khó khăn cũng nhƣ thách thức và cơ hội mà công ty đang phải đối mặt. Nguồn thông tin đến đƣợc với nhân viên thông qua truyền đạt công khai, khi đó các chính sách, các quyết định đƣa ra sẽ đƣợc sự đồng thuận và ủng hộ của nhân viên. Xây dựng một cơ chế công khai minh bạch, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mang tính xây dựng của nhân viên nhằm tạo ra đƣợc một môi trƣờng làm việc đồng thuận và dân chủ.

* Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau

Tăng cƣờng sự liên kết giữa tất cả các thành viên trong công ty qua sự phân bổ, bố trí công việc. Nâng cao vai trò và cách thức làm việc theo nhóm, tạo sự liên kếtgiữa các bộ phận, cá nhânthông qua nhiều dự án, công trình từ đótạo sự tin tƣởng, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, thay vì nhƣ tình trạng hiện nay là thiếu sự chia sẻ với công việc của bộ phận khác hay ngƣời khác không thuộc lĩnh vực của mình, cạnh tranh không lành mạnh trong công việc, dẫn đến những thiệt hại vô hình hoặc hữu hình cho công ty.

* Níu giữ, thu hút nhân tài không chỉ bằng thu nhập

Tạo cho ngƣời lao động một môi trƣờng làm việc thoải mái hiệu quả, an toàn cùng với những chính sách đãi ngộ phù hợp nhƣ: tổ chức nghĩ dƣỡng, quan tâm đúng mức đến đời sống ngƣời lao động. Quy định rõ ràng, công bằng về

quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của ngƣời lao động; Giải quyết thấu đáo mọi vấn đề liên quan đến ngƣời lao động đều có tình có lý. Tìm hiểu và cố gắng đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển, mong muốn thăng tiến chính đáng hợp tình hợp lý của ngƣời lao động. Từ đó mở ra cơ hội, lộ trình phấn đấu cho từng cá nhân phù hợp với chiến lƣợc KD phát triển của doanh nghệp. Bên cạnh đó, xây dựng nét đẹp của văn hóa công ty, tạo cho nhân viên sự hứng khởi cũng nhƣ niềm tự hào với những gì mình đã và đang đóng góp cho Công ty.

* Tiếp tục xây dựng văn hóa DN đặc sắc

Ban giám đốc BKACAD xác định yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của DN. Văn hoá BKACAD là văn hoá của cả tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá KD, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo đƣợc treo trƣớc cổng hay trong phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực đƣợc thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên DN.

Trong đó, văn hóa BKACAD đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày nhƣng cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tục hành chính…

Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không. Đây là điều Lãnh đạo BKACAD mong muốn nhận đƣợc ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bƣớc.

Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đƣợc coi là đƣơng nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong DN. Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên.Văn hóa BKACAD cần làm cho mỗi cá nhân, bộ phận và tổ chức cảm thấy thật vinh dự, tự hào khi sống và làm việc tại đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đào tạo, triển khai dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông bách khoa hà nội (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)