Vai trò của đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 29 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

1.2.6. Vai trò của đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

1.2.6.1. Đối với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực thích ứng, điều này đã đặt ra yêu cầu mới cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nói chung, công tác đào tạo cán bộ quản lý nói riêng.

Trƣớc sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lƣờng của tình hình thế giới hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá; đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng nếu không đƣợc bổ sung kiến thức, cập nhật những vấn đề liên quan đến công việc đang làm, sẽ dẫn đến thiếu năng động, sáng tạo, hạn chế về tầm nhìn và

trình độ mọi mặt; khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và khó có thể đóng góp cho Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng mình.

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, của địa phƣơng, đơn vị trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

1.2.6.2. Đối với thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ hiện nay

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, Đảng ta luôn khẳng định phải cải cách hành chính. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đòi hỏi phải xây dựng một Nhà nƣớc vững mạnh, một đội ngũ CBCC có đủ bản lĩnh và năng lực, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Cùng với việc kế thừa và phát huy các luận điểm từ các kỳ đại hội, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vai trò, chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ sau:

'Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại' và chỉ rõ 'Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ', xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đảm đƣơng nhiệm vụ, có tính kế thừa, phát triển, khắc phục cho đƣợc những hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ thời gian qua. Ðồng thời, tiếp tục thực hiện Kết luận số 37-KL/T.Ƣ của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa X) về 'Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Nhƣ vậy Đảng ta đã khẳng định vai trò rất quan trọng của con ngƣời trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, việc phát huy sức mạnh nội lực, khả năng sáng tạo, tính hy sinh vì cộng đồng của nguồn nhân lực của nƣớc ta nói chung

và đội ngũ CBCC nói riêng là rất cần thiết nhất là trong giai đoạn nƣớc ta đang mở cửa hội nhập kinh tế thế giới nhƣ hiện nay.

Tuy nhiên đội ngũ CBCC của chúng ta hiện nay ngoài những mặt mạnh là đƣợc rèn luyện thử thách trong quá trình đấu tranh cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đƣờng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, năng động sáng tạo, hăng hái thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc... thì vẫn còn bộc lộ không ít nhƣợc điểm, có những mặt bất cập. Điều này đƣợc thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, việc tiếp cận và cập nhập những kiến thức về pháp luật còn chậm

chạp, trì trệ, không đồng bộ, thống nhất. Điều đó đã dẫn đến hiện tƣợng hoặc nơi này hoặc nơi khác phát sinh tuỳ tiện, thiếu kỷ cƣơng trật tự, ảnh hƣởng đến quá trình phát triển.

Hai là, những kiến thức về hành chính, nhất là những kỹ năng, quy trình

công nghệ của một nền hành chính còn hạn chế. Từ việc soạn thảo văn bản, bố trí lao động, sắp xếp công việc đến những việc quan trọng nhƣ hoạch định chính sách, điều hành bộ máy, sử dụng nguồn tài chính và tài sản của Nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học và có hiệu quả. Từ đó, dẫn đến sự chắp vá, chồng chéo, trùng lắp, gây ra không ít ách tắc cho các hoạt động khác.

Ba là, những tri thức ứng dụng KHKT hiện đại trong các cơ quan Đảng,

Nhà nƣớc, Đoàn thể chƣa đáp ứng đầy đủ đang là trở ngại không nhỏ cho việc đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc.

Bốn là, sự tiếp cận với nền hành chính thế giới còn hạn chế, do đó chƣa

nghiên cứu, tìm hiểu có hệ thống những kinh nghiệm của các nƣớc.

Trƣớc những nhiệm vụ chính trị mà Đảng đã giao phó cùng với những mặt hạn chế của đội ngũ CBQL nƣớc ta hiện nay thì việc ĐTBD đội ngũ CBQL cả về cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng, phẩm chất và năng lực để đáp ứng những yêu cầu mới, phục vụ tốt các nhu cầu xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững

của đất nƣớc, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đang trở thành vấn đề rất cấp thiết và cần phải có chiến lƣợc thực hiện trong thời gian sớm nhất.

1.2.6.3. Đối với các khâu trong công tác cán bộ

Đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ quản lý nói riêng phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ nhƣ: đánh giá, luân chuyên, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ.

Trong các khâu của công tác cán bộ, khâu đánh giá, quy hoạch và bố trí sử dụng có chi phối rất lớn đến công tác đào tạo cán bộ.

Đào tạo cán bộ có vị trí trọng yếu trong công tác cán bộ:

Công tác đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ quản lý nói riêng góp phần hình thành thế giới quan Mác - Lênin, củng cố, phát triển kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; xây dựng phẩm chất, đạo đức, tác phong ngƣời lãnh đạo, quản lý, là cơ sở quan trọng nhất để chuyển tải những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Đồng thời công tác đào tạo giúp cán bộ cập nhật kiến thức nâng cao trình độ lý luận và công tác thực tiễn, khắc phục đƣợc tình trạng lạc hậu về thông tin, về kiến thức, góp phần hình thành nên những năng lực cần thiết đối với ngƣời cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hình 1.3. Sơ đồ Quan hệ đào tạo với các khâu của công tác cán bộ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Công tác đào tạo cán bộ có ý nghĩa quan trọng đến trình độ và chất lƣợng cán bộ. Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ đƣợc thể hiện ở kiến thức, năng lực, phẩm chất và hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý. Chất lƣợng của cán bộ đƣợc hình thành do nhiều nhân tố tác động trong đó phần lớn đƣợc hình thành qua con đƣờng đào tạo, bồi dƣỡng và thông qua học tập rèn luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng.

Thông qua đào tạo, mỗi ngƣời tiếp nhận đƣợc những tri thức, kinh nghiệm của loài ngƣời, nhận thức đƣợc những quy luật của tự nhiên, xã hội và tƣ duy; biết vận dụng chúng trong hoạt động thực tiễn, biết nhận rõ chân lý, đúng sai, xác định đƣợc ƣu nhƣợc điểm của tổ chức, cá nhân và của chính bản thân mình.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý với mục đích đào tạo, bồi dƣỡng, bổ sung kiến thức cần thiết, kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Thông qua đào tạo để nâng cao tố chất chính trị, khai thác tiềm năng: tính đảng - lý luận - tri thức - tƣ duy chiến lƣợc - tự chủ - đổi mới - sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề thực tế.

Từ những vấn đề nổi lên trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, việc bổ sung kiến thức, cập nhật những vấn đề liên quan đến công việc đang đảm nhiệm nhằm khắc phục sự thiếu hụt, lạc hậu về kiến thức, sự non yếu về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, bảo đảm hiệu quả trong hoạt động.

Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian trƣớc mắt đòi hỏi phải thƣờng xuyên đào tạo đối với đội ngũ cán bộ quản lý.

Hình 1.4. Sơ đồ Yêu cầu về đào tạo cán bộ quản lý

Hình 1.5. Sơ đồ Hình thức đào tạo

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)