1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
1.2.4. Vai trò cán bộ quản lý
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ quản lý là lực lƣợng quyết định chủ đạo ở địa phƣơng và tiếp nhận chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nƣớc; thực hiện nghị quyết của cấp trên, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, biến chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng thành hiện thực, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển chung của địa phƣơng, đơn vị.
Chủ trƣơng, chính sách của cấp trên dù là đúng đắn nhƣng năng lực trí tuệ của đội ngũ này không đáp ứng yêu cầu, phẩm chất đạo đức kém, thì sẽ làm cho quá trình vận dụng chủ trƣơng, chính sách thiếu sáng tạo trong điều kiện cụ thể của địa phƣơng hoặc vận dụng méo mó, sai lệch, không tập hợp đƣợc sức mạnh của nhân dân, có hại cho sự nghiệp cách mạng.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý là lực lƣợng lãnh đạo, quản lý những lĩnh vực trọng yếu; giữ vị trí trung tâm định hƣớng, điều khiển; chủ trì các công việc của địa phƣơng, đơn vị; trực tiếp nắm những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề mới nảy sinh, cơ mật của địa phƣơng, đơn vị.
Đội ngũ này có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách chung có hiệu quả, quán triệt các nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên, khẩn cấp, giải quyết một cách kịp thời các nhiệm vụ đặt ra ở địa phƣơng.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự
phát triển đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phƣơng, đơn vị.
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp mọi điều kiện khách quan, chủ quan của địa phƣơng họ là những ngƣời đề ra các quyết sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cụ thể và chỉ đạo thực thi một cách có hiệu quả nhất, góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội giữ gìn sự ổn định an ninh - chính trị của địa phƣơng mình.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý là lực lƣợng phản ánh những vấn đề của
Là những ngƣời lãnh đạo việc cụ thể hoá chủ trƣơng, chính sách của Đảng tại địa phƣơng, họ trực tiếp đối mặt, chứng kiến mọi diễn biến của đời sống xã hội, nắm rõ những đòi hỏi của thực tiễn cũng nhƣ nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, họ là những ngƣời phản ánh một cách đúng đắn, kịp thời tình hình của địa phƣơng để Đảng, Nhà nƣớc có căn cứ bổ sung, hoàn thiện chủ trƣơng, chính sách.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò trung tâm đoàn kết bởi vì họ
là những ngƣời tiền phong, gƣơng mẫu ở địa phƣơng. Đồng thời đội ngũ này là nguồn bổ sung cán bộ cho cấp trên.
Đội ngũ cán bộ quản lý trên cơ sở những quan điểm, đƣờng lối chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời xuất phát từ tri thức của mình, từ sự am hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội... của địa phƣơng, đơn vị, họ là những ngƣời đầu tiên nêu ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ để tập thể có thẩm quyền ở địa phƣơng quyết định và họ là những ngƣời chủ trì tổ chức thực hiện phƣơng hƣớng nhiệm vụ đó theo chức trách.
Nếu định ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ đúng, phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng và tổ chức thực hiện tốt, rút ra kinh nghiệm thực tiễn thì đƣờng lối, chính sách của Đảng trở thành kết quả cụ thể thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đơn vị phát triển và ngƣợc lại.
Cán bộ quản lý có trình độ, năng lực tốt, đồng đều thì địa phƣơng, đơn vị sẽ mạnh. Nhƣng nếu trình độ không tƣơng xứng với yêu cầu, nhiệm vụ thì các quyết định dù mang tính chất cá nhân hay thay mặt tập thể cũng sẽ rơi vào duy ý chí, thiếu cơ sở khoa học, thậm chí áp đặt ý kiến không đúng, sẽ dẫn đến phá hoại tổ chức.
Đội ngũ cán bộ quản lý là những ngƣời tuyên truyền, tổ chức, hƣớng dẫn, duy trì các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính các phong trào hoạt động thực tiễn ấy lại là môi trƣờng rèn luyện, thử thách, phát triển và sàng lọc đội ngũ cán bộ này.