Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 42 - 47)

1.3. Nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

1.3.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng

Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét. Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều qui định không.

“Công tác kiểm tra của Đảng là hoạt động của Đảng, đƣợc tiến hành đối với tổ chức đảng và đảng viên, nhằm nắm vững tình hình; nhận xét, đánh giá việc chấp hành Cƣơng lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, các quy định, quyết định của Đảng; xác định sự đúng đắn hay vi phạm của

các hành vi có liên quan đến kỷ cƣơng, kỷ luật của Đảng”. Quan niệm trên cho thấy rõ:

Chủ thể của công tác kiểm tra của Đảng là các cấp uỷ đảng, tổ chức đảng, đảng viên... Đối tƣợng của công tác kiểm tra của Đảng là tổ chức đảng và đảng viên. Nội dung chủ yếu của công tác kiểm tra là kiểm tra “việc” và kiểm tra “ngƣời”. Kiểm tra “việc” có nghĩa là kiểm tra ngay bản thân đƣờng lối, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, quyết định đã đề ra và khẳng định cái đúng, cái sai để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Kiểm tra “ngƣời” có nghĩa là kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ do cấp uỷ quản lý thực hiện đúng tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và nhiệm vụ đảng viên.

Kiểm tra “việc” và kiểm tra“ngƣời” là hai nội dung chủ yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm hoàn thiện con ngƣời và xây dựng tổ chức đảng mạnh hơn, từ đó đề ra quyết định đúng và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn.

Mục tiêu của công tác kiểm tra của Đảng là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Nếu đi chệch vấn đề có tính nguyên tắc này, công tác kiểm tra sẽ mất phƣơng hƣớng, chệch mục tiêu và không đem lại hiệu quả.

Công tác kiểm tra có ý nghĩa và vai trò rất to lớn, là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Đồng thời là một khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, bao gồm các khâu ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra sự thực hiện.

Do đó, muốn đạt hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo, Đảng phải th- ƣờng xuyên tiến hành tốt công tác kiểm tra.

Giám sát của Đảng là việc các cấp uỷ, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong

việc chấp hành Cƣơng lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các quyết định của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ƣơng.

Công tác giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định. Tổ chức đảng cấp trên đƣợc giám sát tổ chức đảng cấp dƣới và đảng viên; đảng viên đƣợc tham gia giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Công tác giám sát nhằm mục đích: góp phần cảnh báo vi phạm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, phát hiện nhân tố tích cực, đảm bảo nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng... Giúp cấp uỷ, tổ chức đảng chủ động nắm chắc tình hình tổ chức đảng cấp dƣới và đảng viên thuộc phạm vi quản lý về chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; kịp thời phát hiện tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra, xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh theo các quy định của Đảng.

Giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát có sự thống nhất và khác biệt sau: Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng, do cấp uỷ, tổ chức đảng và uỷ ban kiểm tra thực hiện.

Nội dung của công tác kiểm tra và giám sát đều là việc chấp hành Cƣơng lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Mục đích của công tác kiểm tra và giám sát đều nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Về đối tƣợng: đối với kiểm tra, chủ thể kiểm tra rộng hơn chủ thể giám sát; tổ chức đảng và đảng viên vừa là đối tƣợng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra. Đối với giám sát, đảng viên chỉ là đối tƣợng giám sát và chỉ đƣợc tham gia giám sát khi đƣợc tổ chức đảng có thẩm quyền phân công. Đối tƣợng giám sát rộng hơn đối tƣợng kiểm tra, vì bao gồm cả thƣờng trực cấp uỷ, các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp uỷ các cấp lập ra.

Về phƣơng pháp và hình thức: giám sát không đi sâu thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật nhƣ một cuộc kiểm tra mà thông qua quan sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản ánh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời cảnh báo, ngăn ngừa, tránh để xảy ra vi phạm. Còn phƣơng pháp kiểm tra là tiến hành theo quy trình; coi trọng thẩm tra, xác minh; sau kiểm tra có kết luận cuộc kiểm tra, có đánh giá, nhận xét ƣu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý).

Giữa giám sát và kiểm tra có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Muốn thực hiện tốt việc giám sát thì phải có quan sát, theo dõi, xem xét tình hình thực tế của đối tƣợng đƣợc giám sát. Muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thƣờng xuyên thực hiện việc giám sát. Càng làm tốt việc giám sát thì sẽ giúp cho việc kiểm tra càng trúng, càng đúng; chất lƣợng và hiệu quả của kiểm tra càng cao.

Hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo định hƣớng, quan điểm của chủ thể đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, những khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ cơ hội nắm bắt để đảm bảo cho khâu thực hiện đúng định hƣớng và có hiệu quả.

Kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động triển khai để có những can thiệp hợp lý.

Nội dung công tác kiểm tra, giám sát bao gồm:

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng của các cơ quan, bộ phận. Kiểm tra, giám sát và đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng là bƣớc đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín. Kiểm tra, đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng là để xem có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chƣơng trình có phù hợp, học viên áp dụng đƣợc gì sau đào tạo, bồi dƣỡng. Việc đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng.

Nội dung đánh giá kết quả đào tạo, bồi dƣỡng nhằm mục tiêu hƣớng đến giải quyết 3 vấn đề chính:

- Khoá học đã đạt mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng ở mức độ/cấp độ nào; - Các vấn đề xác định trong nội dung học tập đã đƣợc giải quyết thông qua đào tạo ở mức độ nào.

- Những nội dung gì cần hoàn thiện trong những khoá học tiếp sau.

Hầu hết các khóa học đào tạo, bồi dƣỡng đều có đánh giá chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ: đánh giá phản ứng của ngƣời học về nội dung, chƣơng trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu đƣợc gì từ khóa học. Đây là việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dƣỡng theo phƣơng pháp truyền thống. Cách thức đánh giá này có ƣu điểm: dễ đánh giá vì chỉ cần căn cứ vào kết quả điểm học tập và nhận xét của cơ sở, đơn vị đào tạo. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, cách thức đánh giá này chƣa phản ánh chính xác kết quả học tập của học viên thong qua nhận thức và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, thậm chí có trƣờng hợp điểm học tập cao nhƣng thực chất nhận thức của học viên chƣa phản ánh đúng kết quả đó.

Hiện nay, cách thức đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng đã có sự thay đổi, hƣớng đánh giá kết quả sau đào tạo, nghĩa là đánh giá kết quả đầu

ra. Cần đánh giá xem việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công tác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành công vụ của cán bộ công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc nhƣ thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức có tác động, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)