Khái niệm đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý

1.2.5. Khái niệm đào tạo

Trong Đại Từ điển Tiếng Việt (1999) có định nghĩa: "Đào tạo: Dạy dỗ, rèn luyện để trở nên ngƣời có hiểu biết, có nghề nghiệp". Còn khái niệm bồi dƣỡng có nghĩa là: bổ sung làm mạnh thêm, tốt hơn.

Trong công tác cán bộ, đào tạo, bồi dƣỡng là những khái niệm cơ bản, chủ yếu nó ám chỉ các quá trình trang bị kiến thức khoa học cần thiết cho cán bộ, để trên cơ sở đó vừa nâng cao khả năng trong tƣ duy và trong hoạt động vừa làm nền tảng phát triển, hoàn thiện về nhân cách ngƣời cán bộ. Trong đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ ngƣời ta thƣờng chia thành hai loại theo hai phƣơng thức khác nhau là đào tạo, bồi dƣỡng qua trƣờng lớp và đào tạo, bồi dƣỡng qua hoạt động thực tiễn.

- Đào tạo, bồi dƣỡng qua trƣờng lớp. Đây là phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tiến hành một cách chính thức theo kế hoạch và chƣơng trình giảng dạy, học tập đƣợc xác định một cách chủ động, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định. Trong đào tạo qua trƣờng lớp có thể chia thành nhiều loại tƣơng xứng với nhiều mức độ khác nhau nhƣ: đào tạo cơ bản, đào tạo lại, bồi dƣỡng. + Đào tạo cơ bản là loại hình đào tạo chính quy, nhằm trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống và đƣợc tiến hành theo một chƣơng trình dài hạn.

Yêu cầu đầu tiên trong đào tạo cơ bản đối với cán bộ là phải xác lập đƣợc thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cách mạng của giai cấp công nhân, tạo nền tảng tƣ tƣởng cho việc xây dựng lập trƣờng chính trị giai cấp, đồng thời trang bị cho đƣợc phƣơng pháp luận khoa học cho cán bộ để sau này tự họ có khả năng nghiên cứu, phân tích sự vật, hiện tƣợng trong đời sống xã hội, khám phá ra những vấn đề mới; tự nâng cao trình độ hiểu biết cho bản thân, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong hoạt động. Bên cạnh đó là phải bảo

đảm trang bị những kiến thức mang tính nghiệp vụ cần thiết, thực hành những kỹ năng hoạt động, cung cấp thông tin một cách có hệ thống...

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, với nhu cầu chuẩn hóa cán bộ, việc tiến hành đào tạo cơ bản đối với cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ xã, phƣờng, thị trấn nói riêng là một điều tối cần thiết, nhất là đối với những ngƣời còn có điều kiện về tuổi tác. Bởi vì đối với ngƣời lãnh đạo, quản lý việc đƣợc trang bị một cách có hệ thống lý luận chính trị, trƣớc hết là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các kiến thức quản lý nhà nƣớc về kinh tế, xã hội, đƣợc coi nhƣ là điều kiện cần và đủ cho việc hình thành một bản lĩnh chính trị và cho sự năng động sáng tạo.

+ Đào tạo lại là một loại hình đào tạo bổ sung cho những ngƣời đã từng qua đào tạo trƣớc, kể cả đào tạo cơ bản và trƣởng thành từ hoạt động thực tiễn. Đào tạo lại đƣợc đặt ra do những đòi hỏi trong việc chuẩn hóa cán bộ, hoặc chuẩn hóa chƣơng trình đào tạo, mà nhiều cán bộ hoặc chƣa qua chƣơng trình đào tạo chính quy, hoặc trong chƣơng trình đào tạo mới cần có những chứng chỉ mới; cũng có thể đƣợc đặt ra do đổi mới trong hệ thống cơ chế lãnh đạo quản lý; đổi mới lĩnh vực hoạt động của cán bộ...

Đào tạo lại là đòi hỏi khách quan, xuất phát từ nhu cầu không ngừng trang bị kiến thức mới, hoàn thiện các kiến thức đã có, để nâng cao năng lực tƣ duy, kỹ năng lãnh đạo của cán bộ.

Đào tạo cơ bản, đào tạo lại cán bộ là những mức độ cụ thể của đào tạo qua trƣờng lớp. Tùy theo nhu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể của cán bộ cũng nhƣ của các cơ quan, cơ sở chức năng mà tiến hành theo các chƣơng trình thích hợp.

- Đào tạo qua hoạt động thực tiễn. Đây là một quá trình tự trang bị kiến thức và tự xây dựng nhân cách của ngƣời cán bộ, bằng cách học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm từ trong hoạt động công tác thực tế và trong các mối quan hệ

xã hội hàng ngày, trên cơ sở đó khái quát thành những nhận thức khoa học có hệ thống, nhằm không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác. Quá trình này thƣờng diễn ra lâu dài và với sự tự chủ nỗ lực rất cao của bản thân ngƣời cán bộ. Và có thể coi đây là quá trình tự đào tạo, tự bồi dƣỡng.

Khi nói đến công tác đào tạo cán bộ của Đảng vấn đề đầu tiên phải đƣợc đảm bảo là sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp tổ chức đảng và trong sự lãnh đạo, chỉ đạo không gì khác là việc xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu và các biện pháp lớn cho hoạt động này, nhất là đối với hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng qua trƣờng lớp. Đây là một vấn đề mang tính quyết định cho toàn bộ các quá trình hoạt động đào tạo. Vì vậy, mỗi cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng tham mƣu về cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cần nắm vững và chủ động triển khai các quan điểm của Đảng, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện các quá trình đào tạo cán bộ theo phƣơng hƣớng và các biện pháp lớn đƣợc đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)