Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 34)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mớ

Chương trình MTQG xây dựng NTM được tiến hành trên phạm vi nông thôn cả nước theo quyết định số 800/QĐ-TTg của Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015 đã đem đến những kết quả tích cực trong việc thay đổi diện mạo nông thôn của một quốc gia đang phát triển với trên 70% dân số sống ở các vùng nông thôn. Trên cơ sở

kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng NTM của quốc gia, mỗi địa phương sẽ xây dựng và thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Để đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM cần xác lập một hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể.

Một là, tính hiệu lực của Chương trình. Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định 800/QĐ-TTg là một văn bản pháp quy chính thống quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện Chương trình. Do đó, chương trình xây dựng NTM của mọi địa phương phải phù hợp và hướng tới thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; đồng thời thực hiện đúng quy định về phân cấp quản lý, huy động và phân bổ nguồn vốn NTM. Căn cứ vào các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch có thể đánh giá được mức độ hoàn thành của quá trình thực hiện Chương trình. Chẳng hạn, mọi mục tiêu, kế hoạch thực hiện xây dựng NTM của bất kì địa phương nào trong nước cũng không nằm ngoài mục tiêu chung là “Xây dựng NTM có kết cầu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thô dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN” hay những mục tiêu cụ thể như đến năm 2020 phấn đấu cả nước có trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hai là tiêu chí về hiệu quả thực hiện Chương trình. Hiệu quả có thể được hiểu gồm hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về xã hội. Thứ nhất, hiệu quả kinh tế ở đây là tiến độ và chất lượng thực hiện Bộ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Tùy vào điều kiện thực tiễn, lợi thế của từng vùng, mỗi địa phương có lộ trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM khác nhau nhưng phải gắn với thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM ban hành kèm theo quyết định 491/QĐ-TTg của Chính phủ. Tính hiệu quả của việc thực hiện Chương trình được phản ánh rõ nét qua tiến độ thực hiện và chất lượng của các tiêu chí. Đồng thời, hiệu quả kinh tế cũng bao gồm hiệu quả huy động và

sử dụng nguồn vốn NTM. Nguồn vốn cho xây dựng NTM, mà cụ thể là ngân sách nhà nước cho xây dựng NTM vô cùng hạn hẹp. Việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM. Đồng thời, để có nguồn vốn triển khai chương trình, vấn đề huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc huy động quá mức nguồn vốn tín dụng và sức dân sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện Chương trình và chủ trương xây dựng nông thôn mới bền vững của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, cơ cấu nguồn vốn, các vấn đề liên quan đến huy động và sử dụng nguồn vốn cho xây dựng NTM sẽ là một trong những thước đo quan trọng trong đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thứ hai, hiệu quả xã hội được thể hiện qua sự thay đổi tích cực trong đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân nông thôn, sự phát triển chung của diện mạo nông thôn về văn hóa, xã hội và môi trường. Điều này được thể hiện cụ thể qua kết quả các tiêu chí "mềm" như thu nhập (Tiêu chí 10), môi trường (Tiêu chí 17),...

Như vậy, có thể nói mọi hoạt động chỉ đạo và quản lý xây dựng NTM của UBND các cấp, Ban chỉ đạo NTM các cấp và các cơ quan liên quan vừa phải đảm bảo tính hiệu lực của quản lý Nhà nước, vừa phải phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)