4. Kết cấu của luận văn
3.2. Phân tích thực trạng thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng
3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch
Huyện Lâm Bình tuy mới được thành lập nhưng cũng có bộ máy tổ chức quản lý được phân cấp rõ ràng từng phạm vi trách nhiệm và chức năng quản lý. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra của Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện đã thành lập một Ban Chỉ đạo cấp huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các nội dung theo đúng định hướng của Ban chỉ đạo cấp tỉnh và cấp trên. Đồng thời, huyện còn có nhiều phòng/ban quản lý chuyên môn được phân công phụ trách các tiêu chí; hướng dẫn các xã xây dựng các đề án và tổ chức thực hiện. Quy trình phân công quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình tại huyện Lâm Bình cũng được thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ đối với từng nội dung cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Ngay từ khi thành lập, huyện Lâm Bình đã chủ trương bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của một huyện nghèo vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Về công tác chỉ đạo, thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Chính phủ và tỉnh Tuyên Quang, Đảng bộ, chính quyền huyện Lâm Bình cũng có nhiều văn bản pháp quy về xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã. Cụ thể:
- Căn cứ quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 29/03/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030, UBND huyện Lâm Bình đã có Tờ trình số 49/TTr- UBND ngày 11 tháng 5 năm 2012 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Bình đến năm 2020 kèm theo đề án quy hoạch tổng thể và đã được UBND tỉnh Tuyên Quang ký phê duyệt bằng Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 06/07/2012. Dựa theo đề án đã được phê duyệt, chính quyền huyện Lâm Bình đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban liên quan, đặc biệt giao nhiệm vụ cho chính quyền cấp xã trực tiếp chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch theo đề án đã đặt ra.
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 08/01/2015 của Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình về việc phê duyệt phương án đầu tư xây dựng công trình và mua sắm thiết bị, phương tiện hoạt động bảo vệ môi trường tại xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Ngoài những nghị quyết, quyết định có liên quan, huyện Lâm Bình cũng đã và đang thực hiện các đề án phát triển nông thôn cùng sự hỗ trợ của tỉnh, của Nhà nước. Nổi bật là Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) theo Hiệp định số 826-VN ngày 25/2/2011 giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD). Huyện Lâm Bình đã thành lập Ban chỉ đạo dự án nhằm hỗ trợ triển khai dự án, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động thực hiện dự án.
Các văn bản chỉ đạo chương trình của huyện hằng năm đều được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Ban Chỉ đạo huyện đã triển khai thực hiện và cụ thể hóa bằng các kế hoạch, các phòng chức năng phối hợp với các xã, thị trấn ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn về xây dựng NTM như: Hướng dẫn cơ chế,
chính sách hỗ trợ phục vụ xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn sử dụng vốn trong xây dựng NTM; Hướng dẫn rà soát, đánh giá các tiêu chí.
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lâm Bình trong những năm qua các cấp chính quyền cơ sở cũng đã có những chính sách cụ thể, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình, cụ thể như sau:
Xã Thượng Lâm, 1 trong 7 xã điểm của tỉnh Tuyên Quang trong xây dựng NTM đã được trao quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM ngày 14 tháng 9 năm 2015 tiếp tục đề ra mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Với những phong trào đẩy mạnh xây dựng NTM trong toàn xã, Thượng Lâm ngày càng khẳng định vai trò đầu tàu trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Lâm Bình bằng các hoạt động cụ thể thiết thực như:
- Hỗ trợ xi măng và máy móc xây dựng một số đường bê tông liên thôn nằm ngoài quy hoạch tỉnh lộ, huyện lộ.
- Hỗ trợ xi măng và thống nhất chung một số mẫu nhà vệ sinh phù hợp của từng dân tộc, từng địa phương.
- Hình thức đổi công ở xã: Những người trong thôn có tay nghề về xây dựng các công trình giúp các hộ trong thôn xây nhà tắm, bể nước, nhà vệ sinh, đổi lại các hộ giúp khai thác vận chuyển vật liệu.
Xã Lăng Can đẩy mạnh chương trình “Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa” đã xây dựng được 04 nhà văn hóa lớn có sức chứa hơn 100 người không chỉ tạo điều kiện kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sinh hoạt cộng đồng của người dân mà còn góp phần giúp xã nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí của chương trình MTQG xây dựng NTM.
Xã Hồng Quang quan tâm đầu tư “Phát huy hiệu quả chợ nông thôn”. Để trở thành một xã nông thôn mới, yêu cầu các địa phương phải có chợ nông thôn đạt các tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Khi chợ nông thôn phát huy hiệu quả sẽ đáp ứng được
nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa của nhân dân, góp phần thúc đây kinh tế xã hội của địa phương phát triển, tạo ra sự đổi thay tích cực ở khu vực nông thôn miền núi.
BCH quân sự huyện Lâm Bình chung sức xây dựng nông thôn mới: Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện dân quân năm 2016, BCH quân sự huyện đã chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự các xã thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện kết hợp làm công tác dân vận góp phần cùng nhân dân địa phương thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Về công tác tuyên truyền, Lâm Bình là huyện vùng cao phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Do đó, Đảng ủy và chính quyền huyện luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các Ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt công tác dân vận ở cơ sở, tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân để các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Mỗi cán bộ Đảng viên cùng với đoàn thể của mình là một cán bộ dân vận tích cực; quán triệt cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận phải gần dân, sát dân, nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có biện pháp giải quyết những vướng mắc ngay từ cơ sở.
Thực hiện theo chủ trương của huyện, chính quyền các xã đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về xây dựng nông thôn mới, để mỗi người dân hiểu rằng việc tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là đem lại lợi ích cho chính cuộc sống của mình và cho sự phát triển chung của xã hội.
Xã Lăng Can chủ trương: Sức dân là quan trọng, không có dân ủng hộ thì làm việc gì cũng khó. Do vậy, trước khi thực hiện một dự án nào liên quan đến đời sống dân sinh, xã đều tổ chức họp bàn công khai, dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua bàn bạc công khai dân chủ người dân đã
thấy được những việc mà họ làm vừa ích nước, lợi nhà nên tích cực ủng hộ. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của xã Lăng Can đã có nhiều đổi thay tích cực với việc đạt 12/19 tiêu chí. Toàn xã đã có trên 70% đường giao thông nông thôn và trên 80% đường nội đồng được bê tông hóa; đường làng ngõ xóm sạch đẹp; người dân đã tự giác bảo vệ các công trình công cộng và bảo vệ môi trường. Có thể nói, công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Lăng Can bước đầu đã phát huy hiệu quả. Người dân đã thấy được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, do đó đã tạo được những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, diện mạo nông thôn dần được khởi sắc.
Xã Thượng Lâm tích cực phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể ở xã đã được Ban chỉ đạo nông thôn mới xã phân công và giao nhiệm vụ cụ thể: Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã phát động phong trào toàn dân xây dựng chương trình nông thôn mới; Hội phụ nữ phát động phong trào hội viên trồng cây làm hàng rào; Hội cựu chiến binh phát động phong trào nâng cấp nền nhà; Đoàn thanh niên phát động xây dựng các phong trào làm đường bê tông, làm chuồng trại, công trình vệ sinh,... Hội Nông dân phát động phong trào quy hoạch chuồng trại và duy trì khôi phục các làng nghề truyền thống như: thêu, đan lát, duy trì các tiết mục văn nghệ, thể thao, lễ hội dân gian ở trong thôn.
Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn đã tích cực tham gia phong trào chung sức xây dựng NTM, trong quá trình thực hiện đã có nhiều tấm gương của các tập thể, cá nhân, hộ gia đình là người dân tộc thiểu số trong việc đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để thực hiện mở rộng và bê tông hóa đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học. Với tinh thần thi đua “việc làng đất vàng cũng hiến”, nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi trên địa bàn huyện. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Ma Văn Khuynh, Dân tộc Tày, thôn Phai Che B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình hiến trên 200 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn hay hộ gia đình anh Bàn Hữu Khoa xã Thượng Lâm đã tình nguyện hiến 130m2 đất vườn để mở rộng khuôn viên cho lớp học mầm non của xã.