4. Kết cấu của luận văn
2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là một trong những nguốn dữ liệu vô cùng quan trọng trong mọi nghiên cứu. Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này tác giả xác định dữ liệu phải gồm những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh đây là điểm ưu việt hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này được quyết
định bởi chỗ dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thường chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lượng tiền cần thiết để có được các dữ liệu sơ cấp. Sở dĩ như vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thư viện, mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp. Đặc tính này phản ánh tính ưu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể được dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng.
Vì những ưu điểm của nó, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các luận văn đã nghiên cứu trước có cùng chủ đề hoặc các nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông, các báo cáo của các cấp ban ngành liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 khi tác giả muốn xây dựng một khung khổ lý thuyết cho vấn đề xây dựng nông thôn mới một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc nghiên cứu xuyên suốt luận văn. Những công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách; những đề tài khoa học; những bài báo giấy cũng như báo mạng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn là những dữ liệu hữu ích giúp tác giả nắm bắt được tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như có cái nhìn đa chiều để lựa chọn hướng nghiên cứu phù hợp. Ở chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tập hợp các số liệu, thông tin tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Các số liệu được đưa ra trong luận văn đều được trích dẫn từ các nguồn cung cấp thông tin chính thức như Niên giám thống kê, các Nghị quyết, quyết định của Chính phủ và chính quyền các cấp, các báo cáo từ các phòng ban chức năng của huyện Lâm Bình,… nên đây là các nguồn thông tin có độ tin cậy cao. Tất nhiên trong quá trình nghiên cứu, khó có thể loại trừ các sai lệch của số liệu phát sinh từ quá trình thu thập và xử lý thông tin của chính các cơ quan cung cấp thông
tin, nhưng đối với luận văn cao học này, các thông tin do các đơn vị chính thức cung cấp được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất và chúng được lấy làm căn cứ cho việc nghiên cứu.