Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 88)

4. Kết cấu của luận văn

3.2. Phân tích thực trạng thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng

3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát

Là một huyện mới thành lập, xuất phát điểm kinh tế - chính trị - xã hội thấp, UBND huyện và Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Lâm Bình đã phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện, lập báo cáo thường kỳ và kịp thời những vấn đề phát sinh lên Ủy ban kiểm tra và Ban chỉ đạo NTM tỉnh.

Thứ nhất, trong việc kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành ở các xã, UBND huyện Lâm Bình đã thành lập Ban chỉ đạo NTM cấp huyện bên cạnh vai trò định hướng, chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện còn phối hợp với các Phòng ban chuyên môn lập kế hoạch, đôn đốc công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và bất thường việc thực hiện xây dựng NTM ở các xã trên địa bàn huyện. Đặc biệt, hàng năm chính quyền và các đoàn thể xã phải có báo cáo tổng kết thực hiện các tiêu chí NTM theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra và các cuộc vận động, tuyên truyền như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”,…Đồng thời, UBND và Ban chỉ đạo NTM huyện Lâm Bình đã giao nhiệm vụ cho các Ban, ngành, Hội, đoàn thể ở xã phụ trách các nhiệm vụ cụ thể, nhất là trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM, sát sao kiểm tra kết quả thực hiện của từng tổ chức được phân công.

Thứ hai, việc kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM được tiến hành thường xuyên và tích cực.Ban chỉ đạo NTM huyện Lâm Bình phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là chính quyền cấp xã thường xuyên kiểm tra kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí gắn với Bộ 19 tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới và các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Chẳng hạn, đối với tiêu chí Quy hoạch, Ban chỉ đạo NTM đã phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng của huyện tổ chức xuống từng xã đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện các nội dung của công tác Quy hoạch đã được duyệt. Nhờ vậy, đến cuối 2015, tất cả các xã

trên địa bàn huyện đã có công bố quy hoạch và 01 xã đã hoàn thành cả hai nội dung của tiêu chí này theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Chính quyền các xã phải có báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trình Ban chỉ đạo NTM huyện kiểm tra, duyệt định kì 6 tháng/lần trước khi lập báo cáo cụ thể trình UBND huyện.

Thứ ba, kiểm tra việc huy động và sử dụng vốn nông thôn mới. Hiện nay, huyện Lâm Bình chưa thành lập Ban tài chính NTM độc lập, do đó việc quản lý nguồn vốn xây dựng NTM được giao cho phòng tài chính kế hoạch của huyện thực hiện dưới sự chỉ đạo, giám sát của UBND huyện và Ban chỉ đạo NTM huyện. Trong cơ cấu nguồn vốn xây dựng NTM của huyện Lâm Bình giai đoạn 2011-2015, ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 2%, còn lại chủ yếu là vốn lồng ghép và vốn tín dụng. Chính vì vậy, công tác kiểm tra việc huy động và sử dụng vốn NTM được tiến hành thường xuyên với sự phối hợp của Ban chỉ đạo NTM và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lâm Bình nhằm: Kiểm tra các xã được giao vốn phát triển sản xuất có xác định các sản phẩm chủ lực, có ưu thế ở địa phương để hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất hay không; Vốn ưu đãi có được áp dụng đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đíc hay không? Kiểm tra hiệu quả của các mô hình phát triển sản xuất đã được hỗ trợ, kiến nghị cấp xã, huyện nhân rộng những mô hình hiệu quả.

Thứ tư, kiểm tra việc đầu tư, xây dựng và đưa các công trình vào sử dụng. Ban chỉ đạo NTM huyện, phòng kinh tế - hạ tầng và chính quyền các xã thành lập các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra các đề án, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng căn cứ theo quy hoạch đã được duyệt; đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng và kiểm tra chất lượng, công năng và lợi ích của từng công trình trước khi đưa vào sử dụng và có báo cáo cụ thể trình UBND huyện. Thực hiện Đề án 293, để đảm bảo tiến độ đề ra, Ban chỉ đạo NTM huyện đôn đốc kiểm tra quá trình thực hiện thanh toán, quyết toán các công trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư TNSP; rà soát, kiểm tra hoàn thiện hồ sơ trưng dụng đất lâm nghiệp để giao cho các hộ di dân, tái định cư còn thiếu đất theo kế hoạch, nhất là các công trình xây dựng cơ bản thuộc Chương trình di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang;

gồm 12 công trình đầu tư các lĩnh vực như: Nhà văn hóa, nhà lớp học, đường giao thông nông thôn cho các điểm tái định cư.

Thứ năm, kiểm tra việc huy động sức dân.Thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về huy động sức dân thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã tổ chức họp dân từng thôn bản để lấy ýkiến về danh mục công trình, quy mô đầu tư, khái toán kinh phí, hình thức thực hiện, quá trình thực hiện luôn thể hiện tính dân chủ để người dân tham gia với tinh thần tự giác; các xã, huyện không ép buộc nhân dân đóng góp mà chỉ vận động trên tinh thần tự nguyện, để nhân dân đều tham gia hưởng ứng, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại địa phương. Trong giai đoạn 2011-2015, nhân dân trên địa bàn huyện Lâm Bình đã tích cực đóng góp sức người, sức của cho xây dựng nông thôn mới trên nguyên tắc tự nguyện và nhận thức lợi ích mà chương trình MTQG xây dựng NTM mang lại. Đến cuối năm 2015, vốn do nhân dân đóng góp chiếm 13% tổng nguồn vốn xây dựng NTM của huyện. Điều này cho thấy sự tích cực và hiệu quả của công tác tuyên truyền cũng như kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)