Thực trạng tổ chức thực hiện Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 64 - 86)

4. Kết cấu của luận văn

3.2. Phân tích thực trạng thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Chương trình

Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc quan trọng của Chương trình MTQG xây dựng NTM, UBND huyện Lâm Bình, Ban chỉ đạo NTM huyện đã phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chuyên môn, các cấp ủy Đảng, chính quyền các xã thực hiện các nội dung quan trọng gắn liền với Bộ 19 tiêu chí quốc gia xây dựng NTM được Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 491/QĐ-TTg.

3.2.2.1. Quy hoạch

Quy hoạch là nội dung đầu tiên của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ (Quyết định 800/QĐ-TTg/2010); cũng là tiêu chí 1 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (Quyết định 491/QĐ-TTg/2009). Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, huyện Lâm Bình những năm qua luôn nỗ lực thay đổi bộ mặt nông thôn, trong đó đẩy mạnh công tác quy hoạch chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Trong công tác quy hoạch, huyện luôn áp dụng những nội dung quan trọng của tiêu chí 1 bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Căn cứ đề án quy hoạch chung của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn quy hoạch của Sở Xây dựng, UBND huyện Lâm Bình đã phối hợp với phòng xây dựng huyện có công văn chỉ đạo và hướng dẫn các xã trên địa bàn tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, trình UBND huyện phê duyệt. Đồng thời, hỗ trợ thực hiện các quy hoạch đã được duyệt, rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạch trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện xây dựng các đề án quy hoạch chuẩn chương trình xây dựng NTM phù hợp với điều kiện của địa phương.

Việc lập và phê duyệt đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của huyện được thực hiện theo đúng kế hoạch, đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh.

Đến cuối năm 2015, cả 8/8 xã đã có báo cáo hoàn thành công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới trình Ban chỉ đạo huyện. Trong đó, xã điểm Thượng Lâm đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu sản xuất tập trung, 4 xã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên qua theo dõi tình hình chỉ đạo, đôn đốc và triển khai thực hiện công tác lập đồ án quy hoạch xã nông thôn mới của một số xã còn nhiều hạn chế về chất lượng. Điều này dẫn đến đồ án quy hoạch xã nông thôn mới của một huyện chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của cấp xã, huyện và của tỉnh. Bên cạnh đó công tác công bố, cắm mốc và ban hành quy định quản lý quy hoạch một số xã chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy, qua 5 năm thực hiện, từ xuất phát điểm rất thấp, huyện Lâm Bình đã có 1/8 xã đạt chuẩn tiêu chí 1 – Quy hoạch nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhằm hoàn thành những nội dung còn lại của tiêu chí.

3.2.2.2. Hạ tầng kinh tế-xã hội

Đảng bộ và chính quyền huyện Lâm Bình luôn nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống hạ tầng KT-XH bởi đây là nhân tố mang tính quyết định thành bại của các mục tiêu phát triển địa phương. Để thực hiện tốt công cuộc hiện đại hóa kết cấu hạ tầng KT-XH của huyện, vốn rất lạc hậu và nghèo nàn, Đảng bộ, chính quyền luôn bám sát chính sách của Chính phủ thông qua chương trình MTQG xây dựng NTM. Qua đó, bám sát những nội dung quan trọng về hạ tầng KT-XH được nêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Cụ thể như sau:

+ Giao thông (Tiêu chí số 2):

Hoàn thiện hệ thống giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã là những nội dung cơ bản cần thực hiện của tiêu chí quan trọng này. Theo đề án tổng thể giao thông nông thôn đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Sở Giao thông vận tải đã có Tờ trình số 06/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 1 năm 2011

về việc phê duyệt đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 và được UBND tỉnh Tuyên Quang phê chuẩn bằng Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2011. Ngay sau khi quyết định có hiệu lực, Sở Giao thông vận tải đã có công văn gửi Ban chỉ đạo xây dựng NTM các huyện/thị trấn chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng đề án giao thông nông thôn trên địa bàn. Ban chỉ đạo NTM huyện Lâm Bình đã phối hợp với UBND huyện giao nhiệm vụ cho Phòng kinh tế và hạ tầng của huyện trực tiếp rà soát, hướng dẫn và chỉ đạo các xã tiến hành xây dựng đề án giao thông của xã trên cơ sở lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư từng thôn bản và tình hình thực tế của hệ thống giao thông. Chính quyền xã cần báo cáo cụ thể lên Ban chỉ đạo huyện phê duyệt và có phương án cho từng xã trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông.

Trong 5 năm qua, bằng nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và các chương trình, dự án, huyện đã đầu tư xây dựng được trên 37 km đường trục xã, liên xã, trên 130 km đường trục thôn, xóm đạt chuẩn cứng hóa và bê tông hóa và 66km đường trục chính nội đồng. Con đường “huyền thoại” qua đèo Khau Lắc nối xã Bình An với trung tâm huyện Lâm Bình trước đây phải đi mất mấy tiếng đồng hồ nay đã được thông xe, chỉ khoảng hơn chục phút người dân đã có thể qua đèo. Điều kiện đi lại, giao lưu, buôn bán của người dân huyện được nâng cao rõ rệt, tạo động lực lớn trong sản xuất và tinh thần xây dựng nông thôn mới của các đoàn thể và toàn dân trên địa bàn huyện.

Đến Thượng Lâm, xã điểm trong thực hiện xây dựng NTM sau gần 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, mới thấy những đổi thay rõ rệt về hình ảnh nông thôn mới ở vùng cao. Con đường chính từ trung tâm huyện lỵ Lăng Can đến xã Thượng Lâm giờ đây cũng đã được nâng cấp. Các tuyến đường từ trung tâm xã tới các thôn bản cũng đã được bê tông hóa giúp cho người dân đi lại dễ dàng. Đến tháng 9/2015, toàn xã đã hoàn thành mục tiêu 100% đường trục xã được cứng hóa đạt chuẩn. Cùng với thực hiện Quyết định số 92/QĐ-UBND của UBND tỉnh về bê tông hóa đường nông thôn từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, Thượng Lâm đã làm được hơn 20 km đường thôn, xóm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ giao

thông vận tải, chiếm trên 70% số km đường trục thôn của xã và đang tiếp tục triển khai hoàn thành số còn lại nhằm đạt mục tiêu 100% đường giao thông nông thôn của xã cứng hóa đến năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ cứng hóa các trục đường ngõ và đường nội đồng cũng đạt trên 50% tính đến cuối 2015. Nhờ những đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần của toàn thể nhân dân trong xã cùng với sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, xã Thượng Lâm đã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông của xã chuẩn NTM.

Xã Lăng Can và Thổ Bình tính đến cuối năm 2015 cũng đã hoàn thành mục tiêu xây dựng giao thông nông thôn đạt chuẩn NTM. Tróng đó, xã Lăng Can đã bê tông hóa 13,160km đường giao thông nông thôn trên tổng số 14,846km được cứng hóa. Xã Khuôn Hà hoàn thành 17km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa cập chuẩn tiêu chí quốc gia về giao thông nông thôn. Các xã còn lại của huyện vẫn đang tập trung triển khai bằng các dự án hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương của Chương trình MTQG xây dựng NTM kết hợp vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội và những đóng góp không nhỏ của nhân dân đia phương.

+ Thủy lợi (Tiêu chí 3):

Thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong đó có tiêu chí thủy lợi, đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng. Hệ thống thuỷ lợi được hiện đại hóa là cơ sở cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhận thức được điều này, Đảng bộ, chính quyền huyện Lâm Bình đã chỉ đạo các xã sớm trình đề án cải tạo và xây dựng mới hệ thống kênh mương nội đồng, phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân. Thời gian qua các xã trên địa bàn huyện đã cải tạo và nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu. Xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 39 công trình thủy lợi; kiến cố hóa trên 30 km kênh mương, đáp ứng nhu cầu tưới ổn định cho trên 2.500 ha diện tích lúa hai vụ.

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã được Nhà nước quan tâm đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ nguồn nước sản xuất nông nghiệp, trong đó Nhà nước hỗ trợ vật liệu, trang thiết bị cần thiết, nhân dân tham gia đóng góp ngày công xây dựng; đồng thời luôn nâng cao tinh thần quản lý và khai thác các công trình thủy lợi hợp lý, tu sửa thường xuyên, kịp thời… Mọi người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm; không lấn chiếm, vứt rác ra kênh mương; hồ, đập chứa nước, tích cực tham gia đóng góp ngày công, kinh phí để đào đắp kênh mương qua đó góp phần giảm bớt kinh phí đầu tư của Nhà nước để tiêu chí về thủy lợi đồng thời thực sự đạt chất lượng và hiệu quả. Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp cơ sở cũng đã thành lập các đội thủy nông chuyên trách kiểm tra, giám sát và trực tiếp cùng người dân tham gia cải tạo hệ thống kênh mương nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sản xuất.

Cùng với Thượng Lâm, Khuôn Hà và Lăng Can cũng đã hoàn thành tiêu chí thủy lợi chuẩn nông thôn mới. Trong đó, xã Lăng Can đến cuối năm 2015 đã cải tạo và xây mới 9 công trình thủy lợi với tổng kinh phí 6 tỷ 294 triệu đồng, xã Khuôn Hà cải tạo, nâng cấp 3 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 14km kênh mương nội đồng cung cấp đủ nước tưới cho diện tích lúa hai vụ.

+ Điện (Tiêu chí 4):

Điện luôn được xem là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển dù ở vùng nào, quốc gia nào. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này đối với sự phát triển của địa phương vốn rất kém phát triển do chưa được trang bị đầy đủ điện lưới quốc gia như Lâm Bình, Đảng bộ và chính quyền huyện Lâm Bình đã xây dựng các dự án đưa điện lưới quốc gia về với từng thôn bản nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Sau 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cùng với những thuận lợi của nhà máy thủy điện Tuyên Quang nằm ngay trên địa bàn, huyện Lâm Bình đã đầu tư xây dựng mới 2 trạm biến áp phục vụ điện cho bà con nhân dân ở thôn Khau Quang xã Lăng Can và thôn Nà

Ta xã Thượng Lâm. Hiện tại, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Cụ thể việc triển khai thực hiện tiêu chí này trên địa bàn huyện Lâm bình, bên cạnh xã Thương Lâm đã đạt 100% số hộ gia đình được sử dụng lưới điện quốc gia thường xuyên ổn định, xã Hồng Quang đạt 99%, các xã Lăng Can và Khuôn Hà cũng đã hoàn thành tiêu chí về điện với 95% hộ gia đình sử dụng lưới điện quốc gia. Các xã Thổ Bình và Bình An đạt gần 90% và đang nỗ lực hoàn thành tiêu chí này. “Điện” về làng đã nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của người dân toàn huyện, nhất là các đồng bào sâu xa chưa từng được tiếp xúc với điện như ở các xã Xuân Lập, Phúc Yên. Nhân dân phấn khởi sản xuất và đóng góp xây dựng NTM.

Bảng 3.1: Thực trạng hoàn thành tiêu chí 4 của các xã trên địa bàn huyện Lâm Bình

Số TT

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng lƣới điện quốc gia thƣờng xuyên

năm 2011

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng lƣới điện quốc gia thƣờng xuyên năm 2015 Tiêu chí quốc gia về điện NTM (Tiêu chí 4) 1 Thượng Lâm 80% 100% Đạt 2 Khuôn Hà 72% 95% Đạt 3 Hồng Quang 78% 99% Đạt 4 Lăng Can 82% 95% Đạt 5 Xuân Lập 40% 71% Không đạt 6 Thổ Bình 47% 85% Không đạt 7 Bình An 50% 88% Không đạt 8 Phúc Yên 39% 64% Không đạt

Đánh giá theo tiêu chuẩn nông thôn mới cho thấy:

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện: chưa đạt; một số xã có đướng dây xuống cấp và các trậm biến áp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa như Xuân Lập và Phúc Yên.

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên từ các nguồn trung bình toàn huyện đạt 87% (tiêu chí nông thôn mới là 95%).

Mặc dù lưới điện đã vươn tới tất cả các xã của huyện nhưng do công suất dùng điện của người dân ngày một tăng, hệ thống đường dây xuống cấp, trạm biến áp quá tải dẫn đến tình trạng điện quá yếu ở nhiều khu vực. Hơn 200 hộ dân thôn Khau Cau và Nạ Khậm, xã Phúc Yên vẫn từng ngày, từng giờ mong có điện.

+ Trƣờng học (Tiêu chí 5):

Đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo, được sự hỗ trợ từ ngân sách Chương trình MTQG xây dựng NTM, Ban chỉ đạo NTM huyện Lâm Bình đã có công văn chỉ đạo Phòng giáo dục - đào tạo huyện xây dựng đề án dầu tư cơ sở vật chất giáo dục đào tạo trên địa bàn. Sau 5 năm, chính quyền huyện, xã và phòng xây dựng huyện Lâm Bình đã phối hợp đầu tư xây dựng 36 công trình trường học các cấp và các công trình phụ trợ; đồng thời triển khai các dự án tu sửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học của hầu hết các trường học trên địa bàn huyện vồn trước đây luôn trong tình trạng cơ sở vật chất cũ kĩ, không đảm bảo an toàn và thiếu thốn trang thiết bị.

Đi đầu là xã Thượng Lâm với 01 trường THPT, 01 trường tiểu học và 03 trường mầm non có cở sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (83,3% trường học các cấp) tính đến cuối năm 2014. Do đó, Thượng Lâm đã hoàn thành tiêu chí 5 của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cuối 2015, xã Khuôn Hà cũng đã hoàn thành tiêu chí này với 71,5%. Các xã còn lại đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để từng bước hoàn thành tiêu chí này.

+ Cơ sở vật chất văn hóa (Tiêu chí 6):

Theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM, tiêu chí thứ 6 là về cơ sở vật chất văn hóa, khi xây dựng cần đảm bảo 02 yêu cầu là nhà văn hóa và khu thể thao của xã. Nhà văn hóa và khu thể thao thôn phải đạt tỷ lệ quy định, đồng thời phải đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực tế khi thực hiện 02 yêu cầu này phải cần nguồn kinh phí khá lớn so với “nội lực” của hầu hết các xã vùng cao, đời sống kinh tế còn hết sức khó khăn như trên địa bàn huyện Lâm Bình, thậm chí ở cấp huyện vẫn rất lúng túng. Bởi vậy, khi thực hiện các địa phương phải trông chờ vào ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 64 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)