4. Kết cấu của luận văn
2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.1.1. Phương pháp logic lịch sử
Phương pháp logic- lịch sử là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng theo đúng trật tự thời gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ. Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Phương pháp này hướng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Phương pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tượng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Phương pháp lịch sử là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tượng tương đồng đã xảy ra trước đó.
Đề tài “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho nghiên cứu sự phát triển các lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh và tiềm năng phát triển của địa phương trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hơn hiệu quả của những chính sách đưa ra trong quá trình xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn cụ thể 2011-2015.
Phương pháp logic, theo Ăng ghen, không phải là cái gì khác phương pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên, pha trộn. Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó và sự vận động tiếp tục thêm nữa của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một
hình thức trừu tượng và nhất quán về mặt lý luận. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi lịch sử mà, nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lị ch sử. Như vậy, phương pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phương pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.
Luận văn trình bày các sự việc và đưa ra những nhận định chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế xã hội với những mục tiêu cụ thể và kết quả hướng tới phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Luận văn sử dụng phương pháp logic để xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử tập quán sinh hoạt, sản xuất để từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học rút ra trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới phù hợp hơn với tình hình thực tiễn thay đổi.
Phương pháp lô-gic lịch sử được tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm đảm bảo tính thống nhất và toàn diện của mạch nghiên cứu.