4. Kết cấu của luận văn
4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
4.2.3. Tiếp tục xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế-xã hội và đa dạng hóa các nguồn
nguồn vốn đầu tư phục vụ xây dựng NTM
Như đã trình bày về định hướng của huyện Lâm Bình trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, với đặc thù là một huyện miền núi nghèo, xuất phát điểm kinh tế-xã hội rất thấp, do đó việc tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân Lâm Bình đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là hệ thống giao thông và các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện sẽ tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh nhằm phát triển các dự án khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện. Đây là điều kiện để đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của huyện Lâm Bình.
Để giải quyết khó khăn về nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, trong giai đoạn 2016-2020, Đảng bộ và chính quyền huyện Lâm Bình cần có những giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn, hình thức đầu tư. Cụ thể: - Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn;
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình. Từ năm 2017, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;
- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, huyện cho các dự án đầu tư vào các xã đặc biệt khó khăn;
- Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp trên nguyên tác tự nguyện bằng tiền, ngày công lao động, hiến đất làm đường và xây dựng các công trình thiết yếu.
- Thực hiện xã hội hóa đúng mức, kêu gọi đầu tư cho nông thôn từ cả thành thị và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Bên cạnh việc huy động các nguồn lực đa dạng đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lâm Bình cần thành lập một ban tài chính hoạt động độc lập và công khai nhằm đảm bảo mỗi đồng ngân sách được sử dụng đúng mục đích, phục vụ đúng mục tiêu, định hướng của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới và đem lại lợi ích thiết thực cho mọi người dân. Tính công khai và minh bạch sẽ củng cố niềm tin của nhân dân, tạo động lực và sức mạnh tổng thể xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.