Thay đổi tư duy xây dựng nông thôn mới Đẩy mạnh các tiêu chí mềm, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 103)

4. Kết cấu của luận văn

4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

4.2.4. Thay đổi tư duy xây dựng nông thôn mới Đẩy mạnh các tiêu chí mềm, phát

phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân

Có thể nói, để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, huyện Lâm Bình còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó quan trọng nhất là nguồn lực tài chính và chất lượng cuộc sống của người dân. Đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu dùng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao thu nhập của người dân. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao sẽ tạo nguồn động lực lớn cho quá trình hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là các tiêu chí khó như cơ sở vât chất văn hóa, giảm nghèo và môi trường. Đời sống kinh tế có ổn định và từng bước được nâng cao thì người dân mới có thể đóng góp cho xây dựng các cơ sở vật chất văn hóa. Chính vì vậy, thay vì chỉ chú trọng xây dựng kết cầu hạ tầng như trong giai đoạn trước, cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Lâm Bình cần có tư duy mới về xây dựng nông thôn mới, coi đó là cuộc cách

mạng nông thôn mà cốt lõi là nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân trong huyện chứ không đơn thuần là xây dựng cơ bản. Để xây dựng nông thôn mới bền vững, trước hết phải giải quyết vấn đề nông dân với những giải pháp phù hợp.

Thứ nhất, huyện Lâm Bình cần thành lập trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động. Mặc dù thực tế tỷ lệ lao động thường xuyên của huyện đạt 90% năm 2015, song chủ yếu vẫn là lao động trong nông lâm nghiệp manh mún và mùa vụ, thu nhập của người dân nói chung còn rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Do đó, để tăng thu nhập cho người dân, chính quyền huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở lao động, thương binh và xã hội tỉnh Tuyên Quang và các trung tâm hướng nghiệp trong tỉnh nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nhàn rỗi, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao hơn.

Thứ hai, huyện cần tăng cường chỉ đạo các xã tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đang đem lại hiệu quả cao trên địa bàn huyện như mô hình nuôi cá lồng ở xã Thượng Lâm, mô hình phát triển làng nghề trồng bông dệt vải ở xã Lăng Can, mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm kết hợp bioga ở xã Hồng Quang, nhất là các chương trình lồng ghép của dự án Tam nông TNSP.

Thứ ba, căn cứ vào điều kiện tự nhiên - xã hội và lợi thế của từng xã, huyện Lâm Bình cần phải hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ- du lịch, tạo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp đồng thời dần giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Trong tổ chức sản xuất nông thôn, cần đẩy mạnh vai trò của các đoàn thể cơ sở nhằm xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, tự cấp tự túc khép kín. Phát huy hiệu quả của hợp tác xã và tổ hợp tác trong xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất đem lại lợi ích kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, Đảng bộ và chính quyền huyện cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông và nông dân nhằm nghiên cứu, ứng dụng các

giống cây trồng, vật nuôi và mô hình sản xuất hiện đại nhưng vẫn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tự nhiên của từng xã trên địa bàn huyện.

Thứ năm là chú trọng phát triển nhân tố con người. Để nâng cao nhận thức của mọi người dân về Chương trình MTQG xây dựng NTM, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào công cuộc xây dựng NTM, huyện Lâm Bình cần có những giải pháp nhằm nâng cao dân trí cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua việc tổ chức các lớp bổ túc văn hóa. Chỉ khi dân trí được nâng lên, công tác tuyên truyền mới thực sự hiệu quả. Đồng thời, huyện cần quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, thực hiện Chương trình xây dựng NTM, khơi dậy tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và phát triển nông thôn bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)