Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 91)

4. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số đánh giá chung về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên

3.3.1. Những thành tựu đạt được

Là huyện mới thành lập từ năm 2011 theo quyết định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Lâm Bình bao gồm 5 xã khó khăn nhất của huyện Na Hang và 3 xã kém phát triển nhất của huyện Chiêm Hóa. Do đó, có thể nói tình hình KT-XH và đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng “vừa thiếu vừa yếu”, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện miền núi Lâm Bình đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai nghị quyết của Ðảng, tạo bước chuyển

biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.

Thứ nhất, việc hoạt động tích cực và hiệu quả của Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện và các xã đã đem lại những hướng đi đúng đắn và thành công bước đầu trong việc thay đổi diện mạo nông thôn vốn rất nghèo nàn của huyện vùng cao Lâm Bình. Bằng những nỗ lực cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, mang lại cho Lâm Bình một diện mạo nông thôn mới đầy màu sắc. Với phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”, đến cuối năm 2015, huyện Lâm Bình đã có xã Thượng Lâm đạt 19/ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã Thổ Bình, Lăng Can đạt 11 tiêu chí, xã Bình An đạt 8 tiêu chí, xã Khuôn Hà, Hồng Quang đạt 6 tiêu chí, 2 xã Phúc Yên, Xuân Lập đạt 4 tiêu chí.

Thứ hai, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và sáng tạo bằng việc phối hợp vai trò của các cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là các đoàn thể cơ sở gần dân nhất. Nhờ đó, nhận thức của người dân về xây dựng NTM được nâng cao rõ rệt; mỗi người dân hiểu rằng tích cực tham gia xây dựng NTM là đem lại lợi ích cho chính mình. Kết quả, nhân dân các dân tộc trong huyện tự nguyện đóng góp sức người, sức của, hiến đất làm đường giao thông và xây dựng các công trình quan trọng trên địa bàn xã, huyện. Công tác dân vận thực hiện hiệu quả đã làm cho Chương trình MTQG xây dựng NTM trở thành một chương trình tổng thể phát triển KT-XH của địa phương với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thứ ba, huyện Lâm Bình đã huy động mọi nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM với tổng kinh phí đầu tư trên 345 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách Nhà nước hơn 7 tỷ đồng; vốn lồng ghép 119 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 166 tỷ đồng; nhân dân đóng góp công sức và nguyên vật liệu trên 45,7 tỷ đồng; doanh nghiệp ủng hộ gần 7 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện đã nỗ lực trong việc huy động và lồng ghép các nguồn lực xây dựng đường giao thông liên thôn bản, trường học, các công

trình thủy lợi, hệ thống điện, nhà văn hóa thôn, bản, hỗ trợ sản xuất, làm hầm biogas, điểm xử lý rác thải... để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Hình 3.1: Các nguồn vốn xây dựng NTM huyện Lâm Bình giai đoạn 2011-2015

Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều thay đổi: Kinh tế - xã hội phát triển; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch tích cực; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu qủa; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm phản ảnh đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện nâng cao. Những kết quả đó được minh chứng bằng những con số đáng mừng như đã đề cập chi tiết trong từng tiêu chí tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Thứ tư, thực hiện hiệu quả phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng NTM. Ban chỉ đạo NTM huyện Lâm Bình đã tích cực trong việc củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảnh và huy động sức mạnh toàn dân cho xây dựng NTM. Ban chỉ đạo NTM cấp huyện đã thực hiện tốt vai trò định hướng và chỉ đạo chính quyền

xã trong việc triển khai các chương trình dự án trên cơ sở phân quyền và giao nhiệm vụ hợp lí. Chính quyền cơ sở là bộ phận sát dân, gần dân có khả năng nắm bắt nhanh và kịp thời tình hình thực tiễn của từng địa bàn dân cư. Từ đó, tạo cơ chế mở cho mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến và sự sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện công cuộc thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Đồng thời, những phản hồi nhanh chóng của chính quyền cấp cơ sở cũng tạo điều kiện cho cấp trên điều chỉnh và xây dựng những quyết sách kịp thời và phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)