Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 55)

4. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng phổ biến ở nhiều ngành là lĩnh vực khoa học. Nó chính là phương pháp tạm gạt bỏ những nhân tố thứ yếu, không bản chất tập trung nghiên cứu những nhân tố bản chất, chủ yếu từ đó rút ra quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế.

Sử dụng phương pháp này là rất cần thiết khi nghiên cứu sự tác động của cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới làm thay đổi đời sống của người dân nông thôn. Thực tế cho thấy hiện nay sự chênh lệch giàu, nghèo và khoảng cách phát triển giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa miền ngược và miền xuôi ngày càng lớn. Muốn rút ngắn được khoảng cách này trước hết cần nghiên cứu kỹ nó chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Trong đó những yếu tố nào là cơ bản, quan trọng cần quan tâm phân tích; nhân tố nào chỉ là thứ yếu có thể bỏ qua. Để đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ cụ thể đặt ra, đề tài tập trung vào phân tích thực trạng xây dựng NTM dưới tác động của cơ chế chính sách của Nhà nước và và quá trình triển khai thực hiện phù hợp với tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn, chủ yếu là chương 1, chương 3 và chương 4. Trong chương 1, phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm định hướng nghiên cứu rõ ràng với những lý luận và thực tiễn mà tác giả xem là cốt lõi của đề tài xây dựng NTM mà tác giả lựa chọn nghiên cứu. Với chương 3, bám sát cơ sở lý luận được hệ thống chi tiết tại chương 1, luận văn đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản, quan trọng mang tính chủ yếu để làm nổi bật những thành tựu cũng như những hạn chế của công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, gạt bỏ những giải pháp mang tính hình thức và

không sát với thực trạng, luận văn đưa ra những kiến nghị giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh xây dựng NTM của huyện trong chương 4 của luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích, trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận đó. Nhiệm vụ của phương pháp phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừ tượng, khái quát nắm bắt được định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 và chương 4 của luận văn. Ở chương 3, phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích thực trạng thực hiện chương trình NTM hiện nay trên địa bàn huyện Lâm Bình. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện tập trung vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của người dân. Ở chương 4, phương pháp phân tích được sử dụng để chỉ ra những điều kiện thực hiện giải pháp, những định hướng chủ yếu trong giai đoạn tiếp theo.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3. Chương 1 của luận văn sử dụng phương pháp này nhằm khái quát lại những cơ sở lý luận chung của đề tài. Trong chương 3, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng hợp, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển khuyến kích được sự tham gia của người dân.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quá trình giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, thời gian này với thời gian khác, đối tượng này với đối tượng khác, quy định này với quy định khác. Luận văn đề cập trực tiếp đến các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, sự so sánh sẽ làm bật lên những nội dung cần thay đổi và nó làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới.

Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm cho thấy sự tăng trưởng, phát triển trong các chỉ tiêu KT-XH cũng như việc thực hiện các tiêu chí NTM của các đơn vị hành chính và trong toàn huyện qua các năm.

2.2.4. Phương pháp nghiệp vụ xử lý số liệu

Sau khi thu thập được những số liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phần mềm tin học hỗ trợ xử lý số liệu nhằm khái quát một số thực trạng liên quan đến đề tài. Phần mềm excel giúp tổng kết số liệu một cách khoa học, hỗ trợ lập các bảng thống kê, biểu đồ góp phần không nhỏ hình tượng hóa các phân tích và dễ dàng đưa ra các so sánh khi cần thiết.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM BÌNH – TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lâm bình, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)