Các tiêu chí khác

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư

1.2.5. Các tiêu chí khác

Lương thực và Dinh dưỡng: Trong quá trình sống và lao động, cơ thể con người phải thường xuyên tiêu hao năng lượng. Năng lượng tiêu hao của con người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức lao động, người ta quy ước dùng đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể. Số calo tiêu dùng hằng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu cầu thiết yếu. Để có được số calo bình quân đầu người, FAO dựa vào tình hình sản xuất lương thực và thực phẩm. Nhu cầu năng lượng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ tính chất lao động và thể trạng cơ thể.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trong những thập kỉ qua, Việt Nam hiện vẫn

phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và đặc biệt là vấn đề còi cọc ở trẻ em. Tình hình dinh dưỡng ở Việt Nam năm 2009-2010, một báo cáo đánh giá do Viện Dinh Dưỡng (NIN) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tiến hành tập trung vào trình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ, đặc biệt là tỉ lệ suy dưỡng cao ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo cũng như số liệu về thiếu vi chất dinh dưỡng.

Tình hình dinh dưỡng ở Việt Nam cho thấy khoảng 29% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị còi cọc và 17.5% trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân. Ngoài ra, nhiều bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, tăng huyêt áp, tiểu đường và các bệnh về tim mạch đang tăng nhanh chóng, tạo áp lực gấp đôi về suy dinh dưỡng ở Việt Nam.

Sử dụng điện sinh hoạt: vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của dân cư. Điều kiện sử dụng điện được phản ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số KWh tiêu thụ tính bình quân đầu người/tháng.

Bảng 1. 10. Tình hình sản xuất và cung cấp điện của nước ta

Năm 2007 2008 2010

Điện thương phẩm (tỉ KWh) 58,18 65,93 84,4

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư 2010

Theo các chuyên gia kinh tế của Viện Kinh tế - Tài chính, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm ở nước ta luôn ở mức cao (gấp hơn hai lần so với tăng trưởng GDP) nhưng lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người một năm của nước ta thấp. Năm 2010, ước tính sản lượng điện tiêu thụ của cả nước đạt khoảng 84.400 triệu kWh. Thống kê cho thấy sản lượng điện sản xuất của EVN chiếm khoảng 72% tổng sản lượng điện sản xuất của cả nước, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) chiếm khoảng 13%, các nhà máy BOT

khoảng 10%, còn lại là sự đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và của các nhà máy thủy điện nhỏ.

Về cung nguồn điện, trong giai đoạn 1995-2010, tổng công suất nguồn điện (lắp đặt) của cả nước tăng 4,59 lần (từ 4.550 MW năm 1995 lên 20.900 MW). Trong giai đoạn 2006-2010, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống tăng thêm 10.300 MW (bình quân mỗi năm tăng thêm gần 2.000 MW). Như vậy, mặc dù đã gần gấp hai lần so với năm 2005, nhưng công suất tăng thêm bình quân mỗi năm vẫn chưa đạt so với kế hoạch đặt ra giai đoạn 2006-2010 (trung bình mỗi năm tăng thêm 3.000 MW). Còn giai đoạn 2011-2015, nhu cầu về điện năng của cả nước đòi hỏi công suất tăng thêm của toàn hệ thống bình quân mỗi năm khoảng 4.100 MW.

Tỷ lệ hộ có điện lưới thắp sáng đạt 97,2% năm 2010, trong đó khu vực nông thôn đạt 96,2%. Số hộ thuộc nhóm nghèo nhất sử dụng điện lưới đạt 91,6%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn gần 9% số hộ không được sử dụng điện lưới

Về tỉ lệ số hộ dùng điện của Việt Nam tính đến tháng 5/2010, sau 5 năm (2005-2010) thực hiện phong trào, tỉ lệ số xã có điện lưới quốc gia đã tăng từ 92,9% lên 97,7%; tỉ lệ hộ nông dân được dùng điện tăng từ 83,3% lên 94,4%. Chỉ số mức tiêu thụ điện trên đầu người thường được sử dụng làm chỉ số đo mức độ phát triển của một quốc gia. Ở các nước đang phát triển, ngành công nghiệp là đối tượng tiêu thụ điện lớn nhất và có khoảng 30% dân số vẫn chưa được sử dụng điện. Tính bình quân đầu người năm 2010 thì sản lượng điện tiêu thụ đạt 981 kWh/người/năm tương đương 81,75kWh/người/tháng. Sử dụng nước sạch: sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và cấp thiết của con người. Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS của dân cư. Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư là tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai

thác từ nguồn lộ thiên đã qua xử lí... )

Tỷ lệ hộ dùng nguồn nước hợp vệ sinh cho ăn uống năm 2010 đạt 90,5%, trong đó nông thôn đạt 87,4%. Tỷ lệ hộ dùng nước máy đạt 28,1%, trong đó thành thị đạt 68,3%, nông thôn đạt 10,5%.

Nhà ở

Điều kiện nhà ở: có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở. Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số m2/người. Chất lượng nhà ở thường chia làm ba loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm.

Theo KSMS 2010, tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố là 49,2%, nhà bán kiên cố là 37,8%, nhà thiếu kiên cố là 7,5% và nhà đơn sơ là 5,6%. Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố của nhóm nghèo nhất là 41,3% trong khi của nhóm giàu nhất là 51,7%. Ngược lại tỷ lệ hộ có nhà đơn sơ của nhóm nghèo nhất cao gấp 12,9 lần nhóm giàu nhất.

Phương tiện Năm 2010, số xe máy trên 100 hộ dân cư là 96 chiếc,

nhóm nghèo có 51 chiếc và nhóm giàu có đến 139 chiếc. Số máy vi tính trên 100 hộ dân cư là 17 máy, con số này ở khu vực thành thị cao gấp 5 lần khu vực nông thôn, cứ 100 hộ thuộc nhóm nghèo nhất chỉ có 1 máy vi tính trong khi nhóm giàu nhất có 46 máy vi tính.

Vệ sinh môi trường

Theo kết quả KSMS 2010, có 71,8% xã có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (năm 2008 con số này là 56,1%), 68,2% Trạm y tế xã có loại rác thải y tế (năm 2008 là 59,8%). Các trạm y tế xã xử lý rác thải y tế chủ yếu là có người đến lấy đi chiếm 18,5%, đốt chiếm 61,6%, chôn lấp chiếm 15,9%, vứt vào bãi rác chiếm 3,5% và hình thức khác là 0,5%, các con số tương ứng năm 2008 là 13,7%, 63,2%, 19,1%, 3,3% và 0,6%. Công tác tổ chức thu gom rác đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu. Năm 2010 chỉ có 32,3% số xã có phân

tổ/đội thu gom rác (năm 2008 con số này là 27,5%). Tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại đạt 54%, trong đó khu vực nông thôn đạt 39,6%. Số hộ có rác thải được thu gom đạt 39,2%, trong đó khu vực thành thị đạt 79,6%, nông thôn đạt 21,4%.

Chất thải ra cống rãnh, ao, hồ, sông suối và chôn lấp còn chiếm tỷ lệ cao đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng. Tình hình ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng, nếu như năm 2008 có 41,5% số xã có vấn đề về môi trường, trong đó 22,5% số xã bị ô nhiễm nguồn nước, 7,2% số xã bị ô nhiễm không khí, 8% số xã bị ô nhiễm cả nguồn nước và không khí và 3,8% số xã có vấn đề khác về môi trường thì năm 2010 có đến 52,7% số xã có vấn đề về môi trường và các con số tương ứng với các vấn đề như trên là 26,8%, 8,1%, 13,9% và 3,9%. Tình hình ô nhiễm môi trường chủ yếu là do rác thải sinh hoạt, trong tổng số các xã bị ô nhiễm môi trường năm 2010 có đến 39,3% số xã bị ô nhiễm là do rác thải sinh hoạt (năm 2008 con số này là 25,1%). Ngoài ra, tình hình ô nhiễm môi trường còn do chất thải công nghiệp (19,8%), chất thải làng nghề (6,3%) và các nguyên nhân khác (16,8%), các con số tương ứng trong năm

2008 là 16,3%, 4,9% và 17,3%.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)