phân theo giới tính và thành thị, nông thôn (%)
Năm Tổng số Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2000 10,3 11,8 8,6 24,2 5,3 2001 10,7 12,3 9,0 24,9 5,9 2002 11,1 12,9 9,5 25,6 6,4 2003 11,5 13,2 9,7 26,0 7,0 2004 12,0 13,8 10,2 26,5 7,3 2005 12,5 14,3 10,6 27,2 7,6 2006 13,1 14,9 11,2 28,4 8,1 2007 13,6 15,6 11,6 29,7 8,3 2008 14,3 16,3 12,2 31,5 8,3 2009 14,8 16,7 12,8 32,0 8,7 2010 14,6 16,2 12,8 30,6 8,5 2011 15,4 17,2 13,5 30,9 9,0 Nguồn Tổng cục thống kê * Số năm đến trường
Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia. Số năm đến trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên.
Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia. Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung
bình 3-4 năm, thậm chí ở Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm). Các nước có thu nhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm. Các nước có thu nhập cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm... ). Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ giới. Chỉ số số năm đến trường là một trong các chỉ số phản ánh trung thực CLCS của từng nước.
Ở nước ta là số năm đến trường trung bình của người dân (từ 25 tuổi trở lên) chỉ đạt mức 5,5 năm, tức là vừa qua bậc tiểu học được nửa năm. Từ năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm học 2002-2003, số năm học trung bình là 7,48 năm. Việt Nam đã gần đạt tiếp cận phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ người lớn biết chữ toàn quốc là 93% năm 2008.