Chi ngân sách tỉnh Lâm Đồng cho giáo dục và đào tạo 2006-2010

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 96)

Đơn vị: tỉ đồng Năm 2006- 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 15.301,3 3 2.135,5 3 2.260,7 3 2.927,7 7 3.730,7 4 4.246,5 5 - Tr. đó: Giáo dục và Đào tạo 4.776,35 589,60 647,32 984,25 1.204,5 1 1.350,6 7 - % so tổng số 31,2 27,6 28,6 33,6 32,3 31,8

1. Chi đầu tư

phát triển 5.955,10 789,02 913,10 1010,20 1544,20 1698,58 - Tr. đó: Giáo dục và Đào tạo 803,76 73,60 53,18 107,45 283,49 286,04 - % so chi đầu tư phát triển 13,5 9,3 5,8 10,6 18,4 16,8 2. Chi thường xuyên 9.346,23 1346,51 1347,63 1917,57 2186,55 2547,97 - Tr. đó: Giáo dục và Đào tạo 3.972,59 516,00 594,14 876,80 921,02 1064,63 - % so chi thường xuyên 42,5 38,3 44,1 45,7 42,1 41,8

Nguồn: Tổng hợp thống kê từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc Giáo dục dân tộc trong những năm qua tiếp tục phát triển ổn định, hệ thống trường dân tộc nội trú được củng cố và mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc trong tỉnh. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 1 trường dân tộc nội trú tỉnh với 1.300 học sinh đang theo học.

Mặc dù đời sống vùng đồng bào dân tộc còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, địa hình phức tạp, cách trở gây khó khăn trong việc đi lại cho học sinh dân tộc, nhất là vào mùa mưa. Thực hiện chủ trương phát triển giáo dục đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nên trong những năm qua hệ thống trường lớp được điều chỉnh, quy hoạch; phát triển nhiều điểm trường tiểu học đến tận thôn buôn, mở các lớp nhỏ trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm rút ngắn khoảng cách đi lại cho học sinh. Vì vậy tỉ lệ giảm sĩ số học sinh cuối năm học so với học sinh huy động đầu năm học các cấp học liên tục giảm qua các năm học. Tỷ lệ giảm sĩ số cuối năm học cấp tiểu học từ 3,35% năm học 2000-2001 giảm còn 1,92% năm học 2004-2005; cấp trung học cơ sở giảm từ 7,47% xuống còn 3,44% năm học 2004-2005 và cấp trung học phổ thông từ 8,89% năm học 2000-2001 giảm xuống còn 3,8% năm học 2004-2005.

Song song với việc duy trì tốt công tác sĩ số thì chất lượng văn hóa các cấp học cũng từng bước được nâng lên, đạt tỷ lệ khá cao tương đương với tỷ lệ bình quân chung các cấp học toàn tỉnh. Trong 5 năm, tỷ lệ xếp loại văn hoá trung bình trở lên bình quân hàng năm cấp tiểu học đạt 92,5%; cấp trung học cơ sở đạt 80% và cấp trung học phổ thông đạt 54%.

Đội ngũ giảng viên, giáo viên

Số lượng giáo viên, giảng viên trong các trường hệ giáo dục đào tạo và hệ đào tạo nghề tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2010 ở các bậc học. Năm

2010, tổng số giáo viên, giảng viên là 1.482 người, tăng 593 người so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 10,8%/năm. Trong đó: các trường đại học là 402 người, tăng 104 người so với năm 2005; các trường cao đẳng, cao đẳng nghề là 410 người, tăng 186 người; các trường trung cấp, trung cấp chuyên nghiệp là 102 người, giảm 31 người (có 4 trường hệ trung cấp chuyển lên hệ cao đẳng); các cơ sở dạy nghề là 568 người, tăng 334 người so với năm 2005.

Chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên được các trường chú trọng bồi dưỡng, nâng cao.

- Giáo viên, giảng viên trong các trường đại học có trình độ thạc sỹ tăng nhanh từ 46 người năm 2000 lên 205 người năm 2010, chiếm tỷ lệ 50,1%; trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ tăng từ 20 người năm 2000 lên 50 người năm 2010, chiếm tỷ lệ 12,4%.

- Giáo viên, giảng viên trong các trường cao đẳng có trình độ thạc sỹ tăng từ 53 người năm 2005 lên 143 người năm 2010, chiếm tỷ lệ 34,8%; trình độ tiến sỹ tăng từ 1 người năm 2000 lên 6 người năm 2010, chiếm tỷ lệ 1,5%.

- Giáo viên trong các cơ sở dạy nghề có trình độ sau đại học tăng từ 17 người năm 2005 lên 49 người năm 2010, chiếm tỷ lệ 8,6%

Phương pháp, nội dung giảng dạy của đội ngũ giáo viên có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tính thực tế, chuyển dần từ hình thức học thụ động (thầy giảng trò ghi chép), sang hình thức trao đổi thảo luận, sinh viên làm việc theo nhóm, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn để phát huy khả năng tư duy chủ động sáng tạo của người học.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên ngày càng được trẻ hóa, độ tuổi trung bình tính chung cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 36,1 tuổi; tỷ lệ giáo viên, giảng viên dưới 40 tuổi tại các trường đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn khoảng 65%.

Đa số giáo viên, giảng viên hệ cao đẳng đại học đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và các giáo viên hệ đào tạo nghề đều đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 93 - 96)