Các điều kiện khác

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 109)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Lâm Đồng

2.2.5. Các điều kiện khác

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Tỉnh đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng như: hoàn thành thủy điện Đại Ninh, nâng cấp Sân bay Liên Khương; khởi công dự án khai thác bauxit- sản xuất alumin, thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, ĐạmB'ri...

Mạng lưới giao thông phát triển khá tốt; trong nhiệm kỳ đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp trên 826 km đường quốc lộ, tỉnh lộ (trong đó có 19,2 km đường cao tốc); huy động trên 677 tỉ đồng từ nhiều nguồn để xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa trên 1.350 km đường giao thông nông thôn (đường cấp huyện, cấp xã và đường thôn, xóm).

Hệ thống thuỷ lợi được duy trì và mở rộng; trong nhiệm kỳ, đã đầu tư củng cố, nâng cấp, xây dựng mới nhiều dự án thuỷ lợi như Dak K’long Thượng, Ka La, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Đạ Tẻh, Đạ Đờn, Tuyền Lâm... Đến năm 2010, có 90% diện tích rau, hoa, 90% diện tích lúa, 38% diện tích cây công nghiệp dài ngày được tưới nước.

Cơ sở giáo dục, đào tạo, nhà ở giáo viên được đầu tư xây dựng, nâng cấp và từng bước kiên cố hoá; đến nay, toàn tỉnh có 633 trường học, tăng 31 trường so với năm 2005. Trong 5 năm, đã đầu tư xây dựng mới trên 2.000 phòng học, hàng trăm phòng ở cho giáo viên.

đa khoa tỉnh, các trung tâm y tế huyện, thành phố, phòng khám khu vực; chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 190 cơ sở y tế với 2.940 giường bệnh.

Thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đầu tư phát triển; đến nay, hầu hết các huyện, thành phố có nhà văn hoá, trung tâm văn hoá thể thao; phần lớn xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh (140/148 xã), sân thi đấu thể thao, bưu điện văn hoá; nhiều thôn, khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng...

Một số dự án lớn đã đưa vào khai thác, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp- dịch vụ.

Thực hiện khá tốt chủ trương xã hội hoá lĩnh vực văn hoá- xã hội, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là vào lĩnh vực giảm nghèo, giáo dục- đào tạo và y tế.

Giảm nghèo

Đã tập trung các nguồn vốn thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, như xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, xóa nhà tạm, hỗ trợ vốn và cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, miễn giảm và hỗ trợ học phí, cấp thẻ khám chữa bệnh cho đối tượng nghèo; giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, tỉnh đã phê duyệt đề án giảm nghèo nhanh và bền vững cho huyện Đam Rông với kinh phí thực hiện đến năm 2020 là 2.125 tỉ đồng và vận dụng Nghị quyết 30a, phê duyệt đề án cho 16 xã và 94 thôn, buôn nghèo, tạo điều kiện giảm nghèo bền vững trong những năm sau.

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kĩ thuật

Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất và đời sống được chú trọng; trong 5 năm, có 98 đề tài khoa học đã và đang được

ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các đề tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động bảo vệ môi trường bước đầu đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp tập trung và khu dân cư.

Văn hóa thông tin

Lĩnh vực văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, báo chí có nhiều tiến bộ; hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư đến thôn, buôn. Sóng phát thanh truyền hình phủ kín hầu hết các địa bàn trong tỉnh; duy trì thời lượng phát sóng truyền hình và phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số. Phong trào thể dục- thể thao quần chúng, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát huy tác dụng thiết thực.

Bảng 2. 24 Số huy chương thể thao đạt được

Huy chương

2005 2008 2009 2010 2011

Tổng số 69 98 98 172 132

1. Thi đấu trong nước 58 89 88 157 120

Huy chương vàng 9 20 20 50 24 Huy chương bạc 20 29 32 41 35 Huy chương đồng 29 40 36 66 61 2. Thi đấu quốc tế 11 9 10 15 12

Huy chương vàng 10 6 5 9 8 Thế giới - - - - - Châu Á - - - 1 - Đông Nam Á 10 6 5 8 8 Huy chương bạc - 1 4 4 2 Thế giới - - - - - Châu Á - - 1 - 2 Đông Nam Á - 1 3 4 - Huy chương đồng 1 2 1 2 2 Thế giới - - - - - Châu Á - - - 1 - Đông Nam Á 1 2 1 1 2

Đào tạo nghề

Đã chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các đối tượng xã hội; đặc biệt quan tâm thực hiện đúng, đầy đủ chính sách đối với người và gia đình có công với nước.

Nhà ở

Thực hiện Quyết định 132/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ kết hợp một số chương trình của địa phương đã giải quyết đất ở, đất sản xuất cho gần 4.000 hộ, xây mới và kiên cố hoá 3.239 căn nhà, do đó, vấn đề nhà ở của người dân ngày càng được cải thiện.

Mặt khác tỉnh tiếp tục rà soát hộ nghèo phát sinh còn khó khăn về nhà ở, hoàn thành hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm trong năm 2013. Thực hiện cơ chế hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp ở đô thị để có giá thuê, giá mua hợp lý với các đối tượng.

Bảng 2. 25 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà của cả nước, vùng Tây Nguyên và Lâm Đồng năm 2010 (%)

Đơn vị hành chính Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà thiếu kiên cố Nhà tạm và nhà khác Cả nước 49,2 37,8 7,5 5,6 Tây Nguyên 21,4 70,3 6,3 2,0 Lâm Đồng 11,7 79,1 7,8 1,4

Nguồn Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010

Mặc dù tỉ lệ nhà ở kiên cố của tỉnh còn thấp so với cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng nhưng tỉ lệ nhà tạm của tỉnh ngày càng giảm.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nhà kiên cố Nhà bán kiên cốNhà thiếu kiên

cố Nhà tạm

Cả nước

Tây Nguyên Lâm Đồng

Hình 2. 10 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà của cả nước, vùng Tây Nguyên và Lâm Đồng năm 2010 (%) Nguyên và Lâm Đồng năm 2010 (%)

Bảng 2. 26 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà của Lâm Đồng giai đoạn 2004-2010 (đơn vị (%) 2004-2010 (đơn vị (%) Năm Tổng Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà thiếu kiên cố Nhà tạm 2004 100,0 11,1 67,9 … 21 2006 100,0 14,8 70,3 … 14 2008 100,0 21,5 71,9 … 6 2010 100,0 11,7 79,1 7 1

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010

Sử dụng điện

Tỉ lệ sử dụng điện của điện lưới quốc gia của tỉnh lớn hơn so với tỉ lệ sử dụng điện cùng loại của cả nước và vùng Tây Nguyên. Đến nay toàn tỉnh có 100% số xã có điện lưới quốc gia.

Bảng 2. 27 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ năm 2011 (%) năm 2011 (%) Đơn vị hành chính Điện lưới Điện ắc quy Đèn dầu các loại Khác Cả nước 97,2 1,2 1,4 0,2 Tây Nguyên 96,8 1,2 1,9 0,2 Lâm Đồng 98,6 0,4 0,9 0,1 Sử dụng nước sạch

Chương trình nước sạch nông thôn được tập trung đầu tư với số lượng rất lớn. Đặc biệt là 2 chương trình: nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình 134 của Chính phủ. Trong 5 năm 2006 - 2011 Lâm Đồng đã chi đến 170 tỷ đồng để xây dựng 7.808 công trình nước sạch các loại (trong đó có 129 công trình nước tập trung) cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hơn 105 nghìn người.

Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2020. Quan tâm sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)