độ tuổi lao động (năm)
Số năm đến trường 2002 2004 2006 Trung bình chung 7,48 8,13 8,3 Nam giới 7,78 8,47 8,61 Nữ giới 7,18 7,78 7,99 Thành thị 8,96 9,81 9,84 Nông thôn 7,00 7,51 7,72 Các dân tộc ít người khác 4,9 5,7 5,8 Người Kinh và Hoa 7,9 8,5 8,7
Chi tiêu cho giáo dục: Chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam ở mức tương đương so với đa số các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trong khi chi tiêu công cho y tế thấp hơn hầu hết các nước. Phần lớn chi tiêu cho y tế và giáo dục là từ các hộ gia đình. Mức chi tiêu này cao hơn rất
nhiều so với mức 30% được coi là tối ưu để đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người.
Năm 2008, chi tiêu công cho giáo dục là 5,3% GDP, cao hơn các nước khác trong khu vực. Ước tính, chi tiêu cho giáo dục chiếm 20% chi tiêu chung của Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả giáo dục của Việt Nam kém hơn đa số các nước láng giềng, với số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng thấp hơn. Khoảng một nửa chi tiêu chung cho giáo dục là từ hộ gia đình, tùy thuộc vào cấp học và tăng mạnh ở những cấp học cao hơn. Trong khi ở cấp tiểu học, chi tiêu của hộ gia đình chiếm 17,5% tổng chi tiêu, thì ở cấp đại học con số này tăng lên đến 52,2%. Trên thực tế, chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục tăng 44% trong giai đoạn 2004-2008. Tăng cao nhất là ở khu vực thành thị, trong nhóm ngũ phân vị giàu nhất và vùng Đông Nam Bộ. Các hộ gia đình trong nhóm ngũ phân vị giàu nhất chi tiêu cho giáo dục nhiều gấp 5,4 lần so với các hộ trong nhóm ngũ phân vị nghèo nhất. Chi tiêu cho giáo dục là một gánh nặng lớn đối với các hộ gia đình nghèo và thiệt thòi, đặc biệt là ở các cấp học cao hơn với tỷ lệ bỏ học tăng nhanh.
1.2.5. Các tiêu chí khác
Lương thực và Dinh dưỡng: Trong quá trình sống và lao động, cơ thể con người phải thường xuyên tiêu hao năng lượng. Năng lượng tiêu hao của con người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức lao động, người ta quy ước dùng đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể. Số calo tiêu dùng hằng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu cầu thiết yếu. Để có được số calo bình quân đầu người, FAO dựa vào tình hình sản xuất lương thực và thực phẩm. Nhu cầu năng lượng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ tính chất lao động và thể trạng cơ thể.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trong những thập kỉ qua, Việt Nam hiện vẫn
phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và đặc biệt là vấn đề còi cọc ở trẻ em. Tình hình dinh dưỡng ở Việt Nam năm 2009-2010, một báo cáo đánh giá do Viện Dinh Dưỡng (NIN) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tiến hành tập trung vào trình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ, đặc biệt là tỉ lệ suy dưỡng cao ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo cũng như số liệu về thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tình hình dinh dưỡng ở Việt Nam cho thấy khoảng 29% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị còi cọc và 17.5% trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân. Ngoài ra, nhiều bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, tăng huyêt áp, tiểu đường và các bệnh về tim mạch đang tăng nhanh chóng, tạo áp lực gấp đôi về suy dinh dưỡng ở Việt Nam.
Sử dụng điện sinh hoạt: vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của dân cư. Điều kiện sử dụng điện được phản ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số KWh tiêu thụ tính bình quân đầu người/tháng.