chỉ số IHDI, 2011
Tên nước XHDI/187ếp hạng
Thay đổi xếp hạng IHDI so với HDI Tên nước hXạng ếp HDI/187 Thay đổi xếp hạng IHDI so với HDI
New Zealand 5 Mông Cổ 110 15
Nhật Bản 12 Philippines 112 4
Hàn Quốc 15 -17 Indonesia 124 8
Australia 19 1 Việt Nam 128 14
Singapore 26 Lào 138 6
Brunei 33 Cambodia 139 3
Malaysia 61 Timor Leste 147 -1
Trung Quốc 101 -1 Myanmar 149
Một số quốc gia trong khu vực chưa đủ dữ liệu để xếp hạng theo chỉ số IHDI như New Zealand, Nhật Bản…Bảng 3 cho thấy Việt Nam so với một quốc gia trong khu vực đã có sự thay đổi thứ hạng đáng kể từ vị trí 128 tăng lên 114.
Về chỉ số bất bình đẳng giới - GII (so sánh tương quan giữa nam và nữ trên các phương diện sức khoẻ sinh sản, lao động, chính trị…), Việt Nam xếp thứ hạng cao: 48 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là một trong những thành tựu rất quan trọng của Việt Nam trong việc phát huy vị thế, vai trò người phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong xã hội. Tỷ lệ nữ nghị sỹ của Việt Nam là 25,8% (năm 2011) và cũng thuộc hàng cao trên thế giới, tỷ suất chết mẹ giảm liên tục trong thời gian qua và chỉ còn 63/100.000 đứa trẻ sinh sống.
Báo cáo Phát triển con người 2011 cũng đã nhấn mạnh đến quyền con người được tận hưởng môi trường lành mạnh, tầm quan trọng của thực thể xã hội hòa hợp với chính sách về môi trường. Báo cáo đã đề cập cách tiếp cận táo bạo nhằm kiểm soát tình hình tài chính và môi trường toàn cầu.
Với kết quả công bố của LHQ, HDI là một trong những chỉ báo quan trọng để các nhà hoạch định chính sách tham khảo trước khi đưa ra các quyết sách cho sự phát triển của đất nước. Để nâng cao HDI và những cải thiện hơn nhóm các chỉ số liên quan đến IHDI, nhà nước cần tập trung hơn nữa cho các chương trình Dân số-KHHGĐ, y tế, giáo dục, việc làm và phát triển kinh tế xã hội. Các chỉ số sử dụng trong báo cáo, các công cụ đo lường mới được sử dụng ngày càng củng cố giá trị của tầm nhìn ban đầu về phát triển con người. Báo cáo Phát triển con người trong tương lai sẽ bao trùm cả những vấn đề về đảm bảo tính bền vững, nâng cao vị thế.
1.2.2. GDP và GDP bình quân đầu người
hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:
GDP = C + I + G + NX Trong đó các kí hiệu:
• C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. • I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
• G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).
• NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).
GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó.
Như vậy, GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài. (Thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do người lao động từ nước ngoài gửi về;
thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước). Vì vậy, GNI là thước đo tổng hợp lớn của thu nhập quốc dân. GNI chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ được nguồn của cải đã làm ra.
GDP là chỉ số phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế bởi vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Vì vậy, khi đánh giá CLCS của một quốc gia, đồng thời phải phân tích cả hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu của người dân quốc gia đó trong một thời điểm cụ thể. GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về CLCS, vì GDP lớn sẽ dẫn đến có một mức sống cao hơn. Trong thực tế, chúng ta cũng nhận thấy rõ điều này.