Thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 103)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Lâm Đồng

2.2.2. Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người được coi là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức sống dân cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Năm 2011, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của tỉnh đạt 1.584,53 ngàn đồng, tăng 75,3% so năm 2008, tính chung thời kỳ 2004-2011 thu nhập BQĐN mỗi năm tăng 36,7%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến tăng thu nhập là do những năm gần đây nhà nước điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu của khu vực nhà nước, nên tiền lương-tiền công ngoài xã hội cũng tăng, đồng thời giá nông, thủy sản năm tăng mạnh. Đây là mức thu nhập khá cao so với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên mức thu nhập BQĐN năm 2011 của Lâm Đồng vẫn thấp hơn so với thu nhập BQĐN của cả nước là 2,25 triệu/tháng.

Bảng 2. 11 Thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế tháng theo giá thực tế

Năm 2006 2008 2010

Tổng GDP Lâm Đồng (triệu đồng) 19.220.263 33.449.388 49.580.926 GDP/người Lâm Đồng (1000đ) 597,92 903,90 1.257,18

GDP/người cả nước (1000đồng) 636 995 1387

GDP/người Tây Nguyên (1000đ) 522 795 1088

GDP/người Đông Nam Bộ (1000đ) 1146 1773 2304

Tuy có những tăng trưởng kinh tế đáng kể nhưng nền kinh tế vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hơn nữa mức tăng dân số của tỉnh còn cao (cả tăng tự nhiên lẫn tăng cơ học) đã làm cho GDP bình quân đầu người tăng chậm, có nguy cơ kéo dài khoảng cách so với bình quân chung cả nước.

Bảng 2. 12 Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (triệu đồng) Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2004 11.463.224 5.715.573 2.978.629 2.769.022 2005 15.083.978 7.466.521 4.125.406 3.492.051 2006 19.220.263 9.553.439 5.306.434 4.360.390 2007 25.981.480 13.714.218 6.738.234 5.529.028 2008 33.449.388 17.218.530 8.485.200 7.745.658 2009 40.381.144 20.138.170 10.446.176 9.796.798 2010 49.580.926 23.904.655 13.755.279 11.920.992 Sơ bộ- 62.242.246 29.505.001 17.429.462 15.307.783 Cơ cấu (%) 2004 100,00 49,86 25,98 24,16 2005 100,00 49,50 27,35 23,15 2006 100,00 49,71 27,61 22,68 2007 100,00 52,78 25,93 21,29 2008 100,00 51,48 25,37 23,16 2009 100,00 49,87 25,87 24,26 2010 100,00 48,21 27,74 24,04 2011 100,00 47,40 28,00 24,59

(Nguồn Niên giám thống kê 2011- Cục thống kê Lâm Đồng)

Qua bảng trên ta thấy GDP và GDP/người qua các năm đều tăng. GDP tăng từ 11.463.224 triệu đồng năm 2004 lên 62.242.246 triệu đồng năm 2011, tăng

gấp 5,4 lần. GDP/người năm 2004 là 443,74 ngàn đồng và tăng lên 1584,53 ngàn đồng vào năm 2011 (gấp 3,6 lần), bình quân mỗi năm tăng 36,7%.

Trong cơ cấu thu nhập bình quân/người/tháng, tỉ trọng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu (chiếm khoảng 50% tổng thu nhập), trong khi đó, thu nhập từ sản xuất công nghiệp - xây dựng và các hoạt động dịch vụ rất khiêm tốn. Điều đó chứng tỏ nền sản xuất chưa phát triển cân đối, hợp lí. Thu nhập BQĐN ở thành thị và nông thôn đều liên tục tăng, tuy nhiên mức tăng có sự khác nhau. Thu nhập BQĐN ở khu vực thành thị tăng nhanh hơn, tăng gấp 3,83 lần trong vòng 7 năm từ 2004 đến 2011, còn thu nhập ở khu vực nông thôn chỉ tăng gấp 3,3 lần trong cùng thời gian. Mức thu nhập BQĐN ở thành thị cũng cao hơn so với thu nhập BQĐN ở khu vực nông thôn, cao hơn gấp 1,5 lần. Cơ cấu thu nhập chủ yếu từ lương, sản xuất công nghiệp - xây dựng và các hoạt động dịch vụ. Với mức thu nhập và cơ cấu thu nhập như trên ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tại chỗ. Sự phân hóa thu nhập còn thể hiện rõ ở nhóm có thu nhập cao nhất (chủ yếu ở thành thị) và nhóm có thu nhập thấp nhất (chủ yếu ở nông thôn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống). Năm 2004 nhóm có thu nhập cao nhất gấp 7,16 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất và sự chênh lệch này tăng lên 8,36 lần vào năm 2011. Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất dẫn tới sự phân tầng sâu sắc mức sống của các bộ phận dân cư ở trong tỉnh. Phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội đã và đang diễn ra gay gắt và trở thành vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Bảng 2. 13 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập

2004 2006 2008 2010 2011

Nghìn đồng

Tổng số 443,74 597,92 903,90 1.257,18 1.584,53

Phân theo thành thị, nông thôn

- Thành thị - 546,36 711,70 1.050,96 1.533,24 2.094,73 - Nông thôn - 380,64 524,13 811,79 1.087,08 1.272,90

Phân theo nguồn thu

- Tiền lương, tiền công

100,00 138,28 221,46 371,89 449,26 - Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 202,50 273,83 421,49 508,14 690,46 - Phi nông, lâm nghiệp

và thủy sản 95,40 107,48 173,10 281,95 343,06 - Thu từ nguồn khác 45,80 78,33 87,85 95,20 101,75

Phân theo nhóm thu nhập

- Nhóm 1 137,3 169,5 245,3 350,35 404,30 - Nhóm 2 239,0 308,3 510,7 617,36 877,73 - Nhóm 3 355,5 475,9 737,9 949,64 1.334,10 - Nhóm 4 500,2 689,8 1.071,4 1.464,35 1.927,54 - Nhóm 5 983,5 1.337,5 1.965,5 2.095,93 3.379,96 Chênh lệch giữa nhóm cao nhất với nhóm thấp nhất (Lần) 7,16 7,89 8,01 8,29 8,36 - Thành thị - 6,47 6,93 6,15 6,94 6,96 - Nông thôn - 7,35 7,95 8,91 8,32 8,37 Cơ cấu % Tổng số - 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Tiền lương, tiền công 22,54 23,13 24,50 29,58 28,35 - Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

45,63 45,80 46,63 40,42 43,58 - Phi nông, lâm

nghiệp và thủy sản 21,50 17,98 19,15 22,43 21,65 - Thu từ nguồn khác 10,33 13,09 9,72 7,57 6,42

Nếu thu nhập bình quân là đánh giá “đầu vào” thì chi tiêu lại đánh giá

“đầu ra”. Mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng CLCS của dân cư tỉnh Lâm Đồng. Trong cơ cấu chi tiêu cho đời sống, chi tiêu cho ăn uống, hút khá cao, chiếm 45,09% năm 2004 và tăng lên đến 55,03% vào năm 2011. Biểu hiện của mức sống cao thì tỉ lệ chi cho ăn uống không vượt quá 40% tổng chi cho đời sống. Điều này chứng tỏ rằng, mức sống của người dân ở tỉnh Lâm Đồng còn thấp. Tỉ lệ chi tiêu đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉ lệ chi cho ăn uống vượt trên 90%. Thậm chí những hộ đói chi cho đời sống đồng nghĩa với chi cho ăn uống. Trong cơ cấu chi tiêu cho ăn uống, chi tiêu cho thực phẩm lớn hơn chi tiêu cho lương thực. Như vậy, mức sống của người dân đang phấn đấu đạt về cả lượng và chất. Tuy nhiên, chi tiêu dành cho giáo dục, y tế, văn hóa xã hội chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng thu nhập.

Bảng 2. 14 Cơ cấu chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo giá thực

tế phân theo khoản chi (%)

Nội dung 2004 2006 2008 2010 2011

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 * Chi cho đời sống 90,43 88,73 90,28 93,94 93,95

- Chi cho ăn, uống, hút 45,09 44,39 50,29 56,01 55,03

Trong đó

Lương thực - 12,51 11,36 15,06 17,96 17,94

Thực phẩm - 21,81 22,84 25,69 25,35 24,91

- Chi không phải ăn, uống, hút

45,34 44,34 39,99 43,99 44,97

Trong đó

May mặc, giày dép - 4,15 4,09 4,30 8,41 8,42

Nhà ở, điện, nước, vệ sinh 3,36 2,45 2,26 9,16 9,18

Y tế 6,03 5,34 4,47 12,41 12,39

Đi lại và bưu điện 10,21 14,62 14,94 26,54 26,57

Giáo dục 8,03 7,47 5,92 7,11 7,27

* Chi tiêu khác - 9,57 11,27 9,72 6,06 6,05

Tình trạng đói nghèo

Thu nhập là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tình trạng đói nghèo. Thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và ảnh hưởng rất lớn đến CLCS của dân cư. Hiện nay, tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 26.413 hộ chiếm tỉ lệ 11,91%. 17 ngàn hộ cận nghèo. Theo quyết định phê duyệt hộ nghèo cuối năm 2011 của Bộ Lao động và Thương binh xã hội thì tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 12,6%, khu vực Tây Nguyên là 20,3%, trong đó Lâm Đồng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất so với các tỉnh khác ở Tây Nguyên.

Tỉ lệ hộ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực, thực phẩm của tỉnh ngày càng giảm, đây là dấu hiệu cho thấy CLCS của tỉnh ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, mức giảm này có sự khác nhau giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Khu vực thành thị có tỉ lệ hộ nghèo ít hơn nhưng có mức giảm chậm hơn so với khu vực nông thôn, như vậy CLCS của khu vực nông thôn đang từng bước xích lại gần hơn thành thị.

Bảng 2. 15 Tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm

(%)

Năm Tỷ lệ nghèo chung Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm Tỷ lệ chung Trong đó Tỷ lệ chung Trong đó Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 2004 24,23 9,06 33,80 23,72 8,75 33,23 2006 18,82 7,10 26,98 18,30 6,79 26,41 2008 16,31 6,11 22,21 15,84 5,71 21,76 2010 13,39 8,33 16,65 12,88 7,88 16,19 2011 11,91 7,69 15,72 11,82 7,15 15,26

Qua nghiên cứu thực trạng, có thể thấy vấn đề nghèo đói của các hộ nghèo trong tỉnh xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Do thiếu nguồn lực và kỹ thuật. Tỉnh Lâm Đồng đang thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất như đất, vốn, lao động có kỹ thuật v.v... Thực tế các hộ nghèo đã được bố trí đất sản xuất nhưng do thiếu các nguồn lực về tài chính và kỹ thuật nên đất sản xuất không được sử dụng có hiệu quả. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cũng có nhiều hạn chế; cùng với kỹ thuật canh tác truyền thống vẫn là phát nương làm rẫy; cây trồng, vật nuôi chưa được đa dạng hóa... nên giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích còn rất thấp. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về thị trường sản phẩm, về công nghệ còn rất sơ khai; việc hỗ trợ về kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi hầu như chưa phát triển. Vì vậy, có thể nói những hộ nghèo chưa có đủ điều kiện và khả năng để tự vượt nghèo bằng nội lực của chính mình.

Do việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Đặc biệt là hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số thường đông con, đa phần có từ 5 đến 6 con; lao động chính trong nhà có học vấn rất thấp, rất khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Những hạn chế về kinh tế chính là cản trở đối với người nghèo trong việc tiếp cận các điều kiện phúc lợi trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa v.v...

Do dễ gặp rủi ro do điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Lâm Đồng rất tiềm tàng cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu, nước tưới, giá cả vật tư, phân bón... Việc rớt giá một số sản phẩm nông nghiệp trong nhiều năm qua, cùng với nắng hạn, mưa lũ thất thường đã làm cho nhiều hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Do hạn chế về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng bởi tính biệt lập về địa bàn cư trú. Nhiều năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh hằng năm đều tăng. Tuy nhiên, do phần lớn địa bàn các hộ nghèo sinh sống là những nơi dân cư sống rải rác, địa hình chia cắt phức tạp nên suất đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cao, trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng như hiệu quả thu được đều hạn chế nên chưa được hưởng lợi nhiều từ các nguồn đầu tư của nhà nước.

Do nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như công tác xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế. Về mặt nhận thức, các hộ nghèo ý thức chưa đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt ở nhiều nơi, đồng bào dân tộc còn cho rằng, đầu tư xóa đói, giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp nên họ chưa có ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng do nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo chưa được thể hiện rõ; một số nơi chưa bố trí được cán bộ chuyên trách có đủ năng lực và trình độ, nhất là thiếu đội ngũ cán bộ người dân tộc; hoặc thiếu sự phối, kết hợp nhịp nhàng giữa các bên tham gia quản lý.

2.2.3 Giáo dục

Trong các nhu cầu của con người thì nhu cầu được học tập, giáo dục để nâng cao trình độ nhận thức là không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về giáo dục và hưởng thụ các giá trị văn hóa và tinh thần xã hội đối với con người càng cao.

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể. Mạng lưới trường, lớp được duy trì và phát triển với hình thức đa dạng, rộng khắp trên toàn tỉnh. Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên và đang được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, khắc phục tình trạng

mất cân đối về cơ cấu lớp học, bậc học. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã được củng cố và nâng cấp. Hiện nay, Lâm Đồng đã có một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng, được hình thành các cấp học và trình độ từ mầm non đến đại học. Hệ thống giáo dục đang từng bước được xã hội hóa đa dạng về loại hình, phương thức và huy động nguồn lực cho phát triển giáo dục. Nền giáo dục ở Lâm Đồng cơ bản đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài góp phần đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hoá tỉnh nhà.

* Quy mô giáo dục:

Giáo dục mầm non: Trong những năm thời kỳ 2004-2011, các địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động gia đình đưa trẻ đến lớp. Năm học 2005-2006, toàn tỉnh có 42.526 trẻ đi học mầm non, đến năm học 2011-2012, con số này 51.459 tăng 21%, tăng bình quân mỗi năm khoảng 3%. Tuy nhiên, mức độ tăng không đồng đều giữa các năm học. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cho giáo dục mầm non, quy mô số trường học, lớp học, phòng học và đội ngũ giáo viên cũng không ngừng tăng. Hiện nay các loại hình nhà trẻ và mẫu giáo ngoài công lập phát triển mạnh và hầu hết các địa phương số trẻ em đi nhà trẻ và mẫu giáo đã tăng so với các năm học trước.

Bảng 2. 16 Giáo dục mẫu giáo

Nội dung 2005 2008 2009 2010 2011

Số trường học - Trường 161 172 180 191 200

Số lớp học - Lớp 1.368 1.408 1.467 1.483 1.608

Số phòng học - Phòng 1.304 1.467 1.470 1.448 1.504

Số giáo viên - Người. 1.734 1.941 2.124 2.048 2.443

Số học sinh - Học sinh 42.526 44.426 44.749 47.428 51.459

Số học sinh b/quân một lớp -

Học sinh 31,1 31,6 30,5 31,98 32,0

2005 2008 2009 2010 số trường học 110.27 101.78 104.65 106.11 số lớp học 107.04 100.36 104.19 101.09 số phòng học 100.62 129.25 100.2 98.5 0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 2. 9 Chỉ số phát triển của quy mô giáo dục mầm non %

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)