Một số giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2012:

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 112)

3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi: Nền kinh tế Lâm Đồng vẫn đang trên đà phát triển với tốc

độ cao, tình hình an ninh chính trị, kinh tế – xã hội ổn định và giữ vững. Kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là một số công trình dự án mới đưa vào hoạt động trong năm 2011; công tác đô thị được nâng cấp, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể; nền kinh tế của tỉnh đang thích nghi dần với thị trường quốc tế và khu vực.

Việc triển khai các cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực trong việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong quản lý đời sống và xã hội. Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng tạo thế và lực cho kinh tế cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế – xã hội Lâm Đồng đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn: diễn biến phức tạp của khu vực và thế giới (về khủng hoảng chính trị ở một số nước, nợ công tăng cao, giá cả thị trường diễn biến phức tạp,…); trong nước lạm phát- giá cả tăng cao, thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất lợi cho sản xuất kinh doanh và đời sống.

Nền kinh tế Lâm Đồng tuy có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nền kinh tế; cơ sở hạ tầng vẫn còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp….

Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đúng mức, các tuyến đường quốc lộ chính bị xuống cấp, đặc biệt là quốc lộ 20 và QL 27; chất lượng các tuyến đường chưa được cải thiện so với những năm trước.

Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp Lâm Đồng còn thấp xa so với yêu cầu, sức ép cạnh tranh trên thế giới và khu vực tiếp tục gia tăng. Doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh các sản phẩm chưa mạnh.

Thu nhập và đời sống của nhân dân nói chung, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn; vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn về an ninh, trật tự ở lĩnh vực tôn giáo và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, khiếu nại, tố cáo và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch còn nhiều tiềm ẩn….

3.2.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện được mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, đặc biệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt từ 15-16%, trong đó khu vực I tăng 8,5-9%; khu vực II tăng từ 23,5-24,5% và khu vực III tăng từ 19-20% theo kế hoạch đã đề ra cũng như các mục tiêu xã hội. Tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

- Tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định ngành nông nghiệp, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực I và trong GDP, tập trung đầu tư thâm canh cây cà phê nhằm tăng sản lượng và giá trị sản phẩm cà phê từ 5,5 đến 6,5% so năm 2011 (sản lượng cà phê năm 2012 phải đạt 371 đến 375 ngàn tấn).

- Thúc đẩy mạnh tăng trưởng các ngành công nghiệp, xây dựng tạo sự chuyển biến trong tăng trưởng kinh tế, giảm dần lệ thuộc vào khu vực I góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chỉ đạo quyết liệt để năm 2012 phải có thêm sản phẩm mới từ ngành công nghiệp nhất là sản phẩm Alumin ( năm 2012 phải đạt được 40-50% công suất tương ứng 250 ngàn tấn bằng 380 tỷ đồng) và một số nhà máy sản xuất thủy điện đi vào hoạt động ( Đồng Nai 2,

Đồng Nai 3, Đồng nai 4 .... tổng sản lượng điện tăng thêm khoảng 600 triệu Kwh bằng 300 tỷ đồng ). Đồng thời có chính sách thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân tiếp tục đầu tư vào các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm ở Lâm Đồng trên cơ sở thỏa mãn điều kiện muốn tăng 1 đồng GDP theo giá thực tế ở Lâm Đồng hiện cần 2-2,3 đồng vốn ( tương ứng mức tăng GDP trong năm 2012, vốn đầu tư bỏ ra khoảng 14.500-16.000 tỷ đồng).

- Để tăng trưởng khu vực dịch vụ, trước mắt phải cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng giao thông rút ngắn thời gian di chuyển, vận chuyển từ các tỉnh đến Lâm Đồng; mở rộng loại hình dịch vụ du lịch để thu hút và lưu giữ khách du lịch lâu hơn ( tăng hệ số lưu trú), phát triển nhiều sản phẩm du lịch để khuyến khích chi tiêu của khách du lịch; đồng thời tiếp tục mở một số đường bay trong nước, quốc tế, khai thác hiệu quả các đường bay nội địa hiện có. Từ đó duy trì tốc độ tăng các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn như vận tải tăng trên 30%, ngành thương nghiệp (tăng trên 15%) và ngành khách sạn, nhà hàng trên 20%.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và từng bước hội nhập quốc tế.

Đổi mới phương pháp dạy và học, quan tâm chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo nhằm phát huy mọi nguồn lực đầu tư; thực hiện liên kết đào tạo với một số cơ sở có uy tín trong nước và quốc tế, đa dạng hoá các loại hình trường lớp và hình thức học tập; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên các cấp đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, đảm bảo về phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp.

Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học. Củng cố và phát triển các trung tâm giáo dục thường

xuyên- hướng nghiệp, các trung tâm học tập cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, mọi trình độ. Ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa để giảm khoảng cách về chất lượng dạy và học giữa các vùng trong tỉnh. Chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu, đào tạo đa ngành của khu vực và cả nước.

Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế địa phương; phát triển các công nghệ có tính đặc thù, có lợi thế so sánh và hiệu quả cao. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ trong các ngành, phát triển sản phẩm công nghệ có hàm lượng khoa học cao trong các lĩnh vực điện tử tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học.

3.2.2.3. Các giải pháp về y tế

Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý và chuyên môn; thu hút chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và quản lý bằng các chế độ đãi ngộ thỏa đáng; thực hiện liên kết với các cơ sở đào tạo nghiên cứu, sản xuất, các dự án nước ngoài; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế theo các quy định của Chính phủ và của Bộ Y tế và đa dạng các phương thức đào tạo, nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở đào tạo.

Giải pháp về tài chính và đầu tư: Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính y tế theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho ngành từ các nguồn tài chính công, kết hợp tạo kinh phí đầu tư. cho y tế từ nhiều nguồn, trong đó chú ý triển khai tốt chính sách Bảo hiểm y tế đệ thu hút mọi người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn đầu tư.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước: Tăng cường năng lực quản lý các lĩnh vực hoạt động y tế; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu trọng điểm; đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành y tế; kiện toàn và nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống thanh tra y tế, chú trọng công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý dược phẩm .v.v.; xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư cho y tế, xã hội hoá y tế và phát triển nhân tài y tế, đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ y tế. Chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục hành vi tiêu cực tại các cơ sở y tế.

Đẩy mạnh xã hội hoá y tế : Phối hợp liên ngành và các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện đồng bộ giải pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng; thực hiện Bảo hiểm Y tế toàn dân; phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao dưới những hình thức thích hợp; phát triển mạng lưới nhân viên y tế tình nguyện và hội viên Hội Chữ thập đỏ trong các khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục.- truyền thông: Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, giáo dục và vận động để nâng cao kiến thức, hành vi và kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.

Phát triển khoa học và công nghệ: Liên kết trong nghiên cứu, giảng dạy, thực tập với các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh; liên thông trong trao đổi, hoạt động nghiên cứu khoa học và kỹ thuật mới chuyên sâu với các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh; tạo điều kiện cho cán bộ khoa học y học

của .tỉnh tham gia các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, chuyên gia để nhanh chóng hiện đại hoá ngành Y tế tỉnh.

3.2.2.4. Các giải pháp khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chủ trương về tập trung nguồn lực, tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đầu tư hạ tầng đồng bộ với đầu tư trực tiếp cho sản xuất để đồng bào có điều kiện vươn lên cải thiện đời sống.

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đối với người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số như: hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu; ưu tiên giao rừng, khoán quản lí bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; thực hiện tốt các chính sách về giáo dục, khám, chữa bệnh cho người nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo...

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, sử dụng, khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ người dân tộc thiểu số; coi đây là hướng đột phá trong việc đầu tư toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Về giao thông.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành của Trung ương, đồng thời tích cực tìm nguồn vốn để khởi công xây dựng đường cao tốc Dầu Giây- Liên Khương; đầu tư nâng cấp các quốc lộ 20, 27, 28, 55; các tuyến đường tỉnh quan trọng như 721, 723, 725; tuyến đường sắt Bảo Lâm- Bình Thuận; đường vành đai thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, các tuyến tránh quốc lộ qua các đô thị; hoàn thành đường Trường Sơn Đông. Tiếp tục đầu tư nâng cấp đường nội thị,

đáp ứng tiêu chí đô thị; thực hiện đề án đầu tư giao thông nông thôn theo quy hoạch được duyệt. Mở thêm các tuyến bay nội địa và quốc tế đi và đến sân bay Liên Khương để đến năm 2015 có khả năng tiếp nhận 1 triệu lượt khách.

Về thuỷ điện, thuỷ lợi.

Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển thủy điện theo quy hoạch. Đầu tư kiên cố hoá kênh mương để phát huy tốt năng lực tưới tiêu của các công trình thủy lợi hiện có. Ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho vùng cây công nghiệp dài ngày và vùng sâu, vùng xa; tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương để xây dựng các công trình quy mô lớn. Đến năm 2015, đảm bảo tưới trên 50% diện tích canh tác toàn tỉnh.

Về hạ tầng đô thị.

Rà soát toàn bộ quy hoạch xây dựng các đô thị để điều chỉnh, hoàn thiện. Xây dựng quy hoạch khu đô thị mới tại 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc phục vụ cho việc giãn dân khu vực trung tâm và công tác chỉnh trang đô thị. Thực hiện Chương trình phát triển nhà ở đô thị, nhà ở cho sinh viên, công nhân và đối tượng thu nhập thấp. Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa mạng lưới giao thông. Đầu tư xây dựng và nâng công suất các nhà máy cấp nước, mở rộng mạng lưới cấp nước; xây dựng nhà máy xử lí chất thải rắn.

Khai thác tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường.

Thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Lâm Đồng bằng các giải pháp đồng bộ. Tăng cường quản lí nhà nước đi đôi với giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường; có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nạn cháy rừng, phá rừng, tình trạng khai thác tài nguyên trái phép và các hành vi gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tăng đầu tư nhà nước đi đôi với đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực bảo vệ môi trường; trước hết là các hoạt động thu gom, xử lí và tái chế chất thải. Phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc

công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. Bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lí và tiết kiệm; thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản.

Về văn hoá, thông tin.

- Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá; tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng xã, thôn, tổ dân phố, gia đình văn hóa; chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam, trước hết là lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội và ý thức chấp hành luật pháp. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, giảm chênh lệch về đời sống văn hóa tinh thần giữa các tầng lớp dân cư và giữa các địa bàn trong tỉnh.

Nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tập trung xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác,

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 112)