GDP và GDP bình quân đầu người

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

1.2.2.GDP và GDP bình quân đầu người

1.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư

1.2.2.GDP và GDP bình quân đầu người

hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau.

Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:

GDP = C + I + G + NX Trong đó các kí hiệu:

• C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế. • I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.

• G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu).

• NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu nhập nhận được ở đó.

Như vậy, GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài. (Thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do người lao động từ nước ngoài gửi về;

thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước). Vì vậy, GNI là thước đo tổng hợp lớn của thu nhập quốc dân. GNI chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ được nguồn của cải đã làm ra.

GDP là chỉ số phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế bởi vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một. Đối với nền kinh tế với tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu. Vì vậy, khi đánh giá CLCS của một quốc gia, đồng thời phải phân tích cả hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu của người dân quốc gia đó trong một thời điểm cụ thể. GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về CLCS, vì GDP lớn sẽ dẫn đến có một mức sống cao hơn. Trong thực tế, chúng ta cũng nhận thấy rõ điều này.

Bảng 1. 4 Danh sách một số quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương theo GDP (triệu USD) GDP (triệu USD) Hạng 2008 Hạng 2009 Hạng thế giới 2008 Nước 2008 GDP 2009 GDP 1 1 2 Nhật Bản 4.923.761 4.992.846 2 2 3 Trung Quốc 4.401.614 5.434.903 3 3 12 Ấn Độ 1.209.686 1.185.726 5 5 15 Hàn Quốc 947.010 727.111 11 11 35 Thái Lan 273.248 268.581 13 13 39 Malaysia 222.219 212.480 16 16 44 Singapore 181.939 176.543 18 17 48 Pakistan 167.640 162.627 24 23 60 Việt Nam 89.829 121.200 33 33 86 Myanmar 27.182 29.410 42 41 119 Campuchia 11.182 11.892 44 44 137 Lào 5,260 5,585 Nguồn http://vi.wikipedia.org

GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.

Đánh giá khách quan, đúng thực trạng thu nhập của người dân trong nước là cơ sở khoa học và cần thiết cho việc điều chỉnh, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

GDP bình quân đầu người được tính bằng USD/người, ở Việt Nam được tính bằng USD/người hoặc bằng Việt Nam đồng/người. Thông qua tiêu chí này chúng ta có thể đánh giá được trình độ kinh tế, mức sống của mỗi người dân trong từng nước hoặc so sánh giữa các địa phương.

Hình 2. 2 Bản đồ quốc gia theo GDP (PPP) trên đầu người, dựa trên dữ liệu năm 2008 của Quỹ tiền tệ quốc tế.

Sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Điều này được thế giới công nhận và coi đây là một thành tựu quan trọng với nhiều nỗ lực lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, mức thu nhập của người Việt Nam hiện còn rất thấp và bị bỏ lại quá xa bởi các nước

trong khu vực. Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN vẫn rất xa nếu thiếu những động lực cải cách hơn nữa. Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên. Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010. Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD. So ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010

* Chỉ số nghèo đói

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia.

Nếu phát triển con người là mở rộng cơ hội lựa chọn thì nghèo khổ có nghĩa là việc phủ nhận những cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất đối với phát triển con người. Do đó, người ta không thể có được sức khỏe, tuổi thọ, có được đời sống sáng tạo và không được tiếp cận với một cuộc sống có chất lượng tốt, không được tôn trọng tự do, phẩm giá. Với nội dung đó, Báo cáo phát triển con người 1997 đã giới thiệu chỉ số nghèo tổng hợp hay còn có

một số cách gọi khác như: chỉ số nghèo khả năng phát triển, chỉ số nghèo về con người (Human poverty index - HPI) nhằm đưa ra một chỉ số hỗn hợp về những đặc trưng khác nhau của tình trạng nghèo khổ trong chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng chỉ số này không chỉ hữu ích cho việc quản lý nghèo khổ và xây dựng chính sách mà dựa vào đó người ta có thể so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các quốc gia.

Do vậy, người ta đã chia chỉ số HPI thành 2 loại: HPI-1 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia đang phát triển và HPI-2 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia có thu nhập cao (OECD) nhằm phản ánh tố hơn sự khác biệt kinh tế - xã hội.

Về mặt hợp phần, chỉ số HPI đo lường sự nghèo khổ của con người trên hai lĩnh vực chính là giáo dục và y tế. Cụ thể, các chỉ số HPI-1 và HPI-2 cùng đo lường qua những chiều cạnh sau:

Thứ nhất là sự thiếu thốn liên quan đến sự tồn tại: có thể bị chết sớm được thể hiện qua khả năng không sống đến tuổi 40 (đối với HPI-1) và tuổi 60 (đối với HPI-2);

Thứ hai là chiều cạnh liên quan đến tri thức: bị loại trừ khỏi thế giới đọc và giao tiếp, được đo lường bằng tỷ lệ người lớn mù chữ (đối với HPI-1) và tỷ lệ người lớn trong độ tuổi 16 – 65 thiếu các kỹ năng biết chữ thiết thực, có thể dung để làm việc (đối với HPI-2);

Thứ ba là liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt, cụ thể là là sự cung cấp về kinh tế toàn diện. Điều này được thể hiện trong sự tổng hợp ba biến số: tỷ lệ người tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nước sạch, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân và suy sinh dưỡng.

Ngoài ba lĩnh vực trên, chỉ số HPI-2 còn đo lường một chiều cạnh thứ tư – đó là sự loại trừ xã hội. Nội dung này được đo lường qua chỉ số tỷ lệ người dân bị thất nghiệp lâu dài (từ 12 tháng trở lên).

Ở nước ta, chuẩn nghèo chung được Nhà nước quy định và thay đổi theo thời gian và không gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn nghèo của chính phủ cho giai đoạn 2006-2010 (đồng)

Thành thị Nông thôn

2004 218.00 168.00

2006 260.00 200.00

2008 370.00 290.00

2010 450.00 360.00

Trên cơ sở đó, tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta như sau:

Bảng 1. 5 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn, theo vùng và tỉnh Lâm Đồng

Nội dung 2004 2006 2008 2010 2010*

Tỷ lệ nghèo chung 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 8,6 7,7 6,7 6,9 5,1

Nông thôn 21,2 18,0 16,1 17,4 15,9

Phân theo vùng

Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6 8,3 7,1 Trung du và miền núi phía Bắc 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5

Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0 22,2 20,3

Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5 2,3 1,7

Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 12,6 11,6

Lâm Đồng 24,23 18,82 16,31 13,39 11,91

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010* tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 như sau: 2010: 400 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng đối với khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)