1995 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TỔNG SỐ 13232 13438 13460 13450 13467 13506 Bệnh viện 903 956 974 1002 1030 1040 Phòng khám đa khoa khu vực 847 829 781 682 622 620
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
51 51 40 43 44 59
Trạm y tế xã, phường 10672 10851 10917 10979 11028 11047 Trạm y tế của cơ quan,
xí nghiệp
710 710 710 710 710 710
Cơ sở khác 49 41 38 34 33 30
Nguồn Tổng cục thống kê 2011
Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những bất cập về y tế. Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em dưới một tuổi đã giảm,
hầu hết trẻ em đã được tiêm phòng và đa số các ca sinh nở đã được nhân viên y tế đã qua đào tạo hỗ trợ.
Chi tiêu cho y tế: Năm 2008, Việt Nam dành 7,3% GDP cho y tế hay 77 USD trên đầu người, cao hơn Indonesia và Philippin, nhưng thấp hơn Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc. Tuy nhiên, chi tiêu công chỉ chiếm 2,8% GDP do phần lớn chi tiêu cho y tế là từ khu vực tư nhân với 61,5% trong năm 2008. Đa số chi tiêu tư nhân là chi tiêu của hộ gia đình – 56% tổng chi tiêu cho y tế. Chi tiêu cho y tế tăng 20% trong giai đoạn 2004-2008, và tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị và trong nhóm người Kinh/Hoa. Có tổng số 8,1% hộ gia đình dành hơn 20% tổng chi tiêu hộ gia đình cho y tế và 3,7% bị bần cùng hóa do phải chi quá nhiều cho chăm sóc sức khỏe.
1.2.4. Giáo dục
Con người luôn là yếu tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế, đặc biêt trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Muốn nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế mà chỉ có các phương tiện công nghệ thì chưa đủ, mà còn cần phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó. Vì con người là yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng và phát triển kinh tế phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển. Phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật.
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ...
* Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ. [8]
Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức sống của từng cộng đồng và từng quốc gia.
Theo thống kê, ở nước ta thì:
Tỉ lệ người lớn biết chữ (2005) - tổng số 90.3% Tỉ lệ nhập học ở bậc tiểu học (2005) - tổng số 88% Tỉ lệ nhập học ở bậc trung học cơ sở (2005) 69%
Nguồn: tctk, undp, wef, imf.
* Trình độ văn hóa và tay nghề
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước.
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề trong khối dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp.
Hiện nay, ở nước ta trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo
hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.