Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

thị xã, thành phố Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (người/km2 ) Tổng số 9.773,54 1.218.691 125 1. Thành phố Đà Lạt 394,64 211.696 536 2. Thành phố Bảo Lộc 232,56 151.824 653

3. Huyện Đam Rông 860,9 39.858 46

4. Huyện Lạc Dương 1.263,49 20.728 16

5. Huyện Lâm Hà 985,71 140.373 142

6. Huyện Đơn Dương 610,32 96.322 158

7. Huyện Đức Trọng 901,8 170.485 189

8. Huyện Di Linh 1.614,64 157.707 98

9. Huyện Bảo Lâm 1.463,43 112.042 77

10. Huyện Đạ Huoai 495,29 34.460 70

11. Huyện Đạ Tẻ 524,19 45.194 86

Tổ chức hành chính

Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện: - Lạc Dương - Đơn Dương - Đức Trọng - Lâm Hà - Di Linh - Bảo Lâm - Đạ Huoai - Đạ Tẻ - Cát Tiên - Đam Rông

Toàn tỉnh có 148 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng đông cách cảng biển Nha Trang 210Km.

Cơ cấu dân số

Cùng với sự gia tăng dân số thì cơ cấu giới tính của dân số cũng có nhiều thay đổi. Tỷ lệ nam-nữ biểu thị số lượng nam trên l00 nữ trong dân số, tỷ lệ này ở cả nước cũng như ở Lâm Đồng đều nhỏ hơn l00, nữ giới đông hơn nam giới. Năm 1979, tỷ lệ nam nữ ở Lâm Đồng là 92,86% đến năm 1989 đã tăng lên 98.35%. Nguyên nhân vì sau chiến tranh tỷ lệ chết của nam giảm xuống. Mặt khác, sự di dân nhiều tỉnh đến Lâm Đồng có lượng lao động nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam- nữ ở Lâm Đồng đạt 98,3% cao hơn tỷ lệ

toàn quốc (94,7% ở năm 1989). Đến nay, cơ cấu dân số theo giới tính đang dần tiến đến sự cân bằng với tỉ lệ 50,02% nam và 49,8% nữ (năm 2011)

Cơ cấu dân số theo giới tính cũng có sự khác nhau ở các độ tuổi ở các nhóm tuổi trẻ, tỷ lệ nam cao hơn nữ là từ 4 đến 7%, ở đây chủ yếu do tác động của tỷ lệ sinh. Trong toàn quốc từ độ tuổi 17 trở lên tỷ lệ nam so với nữ đã giảm mạnh, nhưng ở Lâm Đồng đến độ tuổi 20 mới bắt đầu giảm xuống cũng như cả nước, ở Lâm Đồng độ tuổi càng tăng lên thì tỷ lệ nam so với nữ càng thấp tức tỷ lệ chết của nam cao hơn của nữ. Nhưng xét riêng nam giới thì tỷ lệ chết ở Lâm Đồng so cả nước thì thấp hơn, chẳng hạn ở độ tuổi 80 trở lên thì tỷ lệ nam so với nữ ở Lâm Đồng là 71 nam trên 100 nữ, trong khi đó tỷ lệ này của cả nước chỉ có 42 nam trên l00 nữ. Như vậy ở Lâm Đồng có tỷ lệ nam ở độ tuổi già cao hơn nhiều so với cả nước.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Lâm Đồng cũng tuân theo qui luật chung về nhân khẩu học, tức là độ tuổi càng tăng thì dân số giảm dần. Từ 0 - 4 tuổi chiếm 15,84 % dân số cả tỉnh (cả nước tỷ trọng này là 14,l l) tức mức độ sinh ở Lâm Đồng cao với cả nước. Số dân từ 0-14 tuổi chủ yếu chịu tác động của yếu tố sinh và chết, tỷ trọng có giảm dần nhưng với mức độ chậm. Từ độ tuổi 15 trở lên, chịu tác động lớn của yếu tố di chuyển. Trong cả nước tỷ trọng của các nhóm tuổi từ 15 trở lên giảm khá nhanh, nhưng ở Lâm Đồng mức độ giảm rất chậm cho đến độ tuổi 34; nguyên nhân là do người dì chuyển đến Lâm Đồng tập trung nhiều ở độ tuổi này. Từ độ tuổi 35 trở lên đã bắt đầu giảm nhanh chỉ còn 0,9%, ở độ tuổi 70-74 chỉ còn 0,05%, ở độ tuổi 85 trở lên, ở các tuổi cao chịu sự tác động của mức độ chết lớn.

Từ các số liệu dân số theo độ tuổi có thể tìm ra tỷ lệ sống phụ thuộc với giả thiết là trẻ em dưới 15 tuổi và người già từ 60 trở lên thường phụ thuộc vào những người ở độ tuổi 15-59. Trong thực tế không phải tất cả mọi người trong độ tuổi lao động đều có việc làm và ngược lại cũng không phải

tất cả mọi người ngoài độ tuổi lao động đều phải sống nhờ. Từ năm 1979 đến năm 1989, tỷ lệ sống phụ thuộc ở Lâm Đồng giảm rất nhanh: năm 1979 có l05 trẻ con và người già sống phụ thuộc vào l00 người có độ tuổi 15-59, thì năm 1989 tỷ lệ này chỉ có 84/100; trong đó tỷ lệ sống phụ thuộc của trẻ giảm nhiều từ 93/100 (năm 1989) còn 74/100 (năm 1999), đến năm 2009, tỉ lệ nhóm phụ thuộc đã giảm mạnh, còn 69,6/100, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ sinh có xu hướng giảm dần.

Lâm Đồng đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, quy mô nhân lực tương đối lớn, dân số trong độ tuổi lao động trẻ, nguồn cung lao động dồi dào là cơ hội tốt để phát triển nhân lực có chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển bền vững.

Gia tăng dân số

Gia tăng dân số tự nhiên

Một phần của tài liệu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh lâm đồng, thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)