Ngôn ngữ, hành động trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 63 - 68)

6. Đóng góp của đề tài

3.3.Ngôn ngữ, hành động trong truyện cổ tích

3.3.1. Ngôn ng

Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích. Toàn bộ cốt truyện, nhân vật, hình tượng của truyện đều được dệt qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây hết sức linh hoạt, tùy theo người kể. Ngôn ngữ là một trong những biện pháp cơ bản của tác phẩm tự sự. Thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện, những thông tin liên quan đến nhân vật dần được hé lộ. Ở thể loại truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích sinh hoạt nói riêng, các tác giả dân gian sử dụng ngôn ngữ như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Qua ngôn ngữ, nhân vật dần dần được hiện lên một cách đầy đủ sinh động từ ngoại hình đến hành động, tính cách. Điều đặc biệt, khi đi vào xây dựng từng kiểu nhân vật khác nhau, các tác giả sử dụng ngôn ngữ để làm bật phẩm chất, tính cách của họ.

Truyện cổ tích nhiều khi miêu tả người. Nói chung sự miêu tả nhân vật thường đơn giản, truyện cổ tích đề cập vài nét không đi vào chi tiết. Cách miêu tả ít tỉ mỉ của truyện cổ tích phù hợp với tính chất của loại văn tự sự và đặc trưng truyền khẩu của văn học dân gian. Truyện “Tấm Cám” kể rằng cô Tấm rất xinh đẹp và hiền hậu. Có

thể là về tính cách, hình dạng…Truyện cổ tích thường chú ý nhiều vào hành động qua nhân vật. Qua hành động của nhân vật, người nghe thấy được nội tâm nhân vật, chính lối miêu tả có tính chất khởi phát của truyện cổ tích đã có tác dụng lớn trong việc kích thích trí tưởng tượng của người thưởng thức. Truyện cổ tích bức vẽ nhân sinh phong phú vào bậc nhất của nhân dân đã phản ánh cuộc sống với những mâu thuẫn của nó, phản ánh sự đối lập giữa những con người có hoàn cảnh khác nhau, thành phần khác nhau. Truyện cổ tích thường hay sử dụng biện pháp tương phản để phục vụ cho việc phản ánh mục đích đó. Nhân vật lí tưởng mang đạo đức, tài năng của nhân dân luôn luôn được đối chiếu, so sánh với kẻ thù đối kháng về hoàn cảnh, bản chất, đạo đức, tài năng…Nhờ đó, tâm lí nhân vật được khắc họa sâu sắc vì người thưởng thức truyện cổ tích có điều kiện để đối chiếu các nhân vật với nhau. Biện pháp tương phản được truyện cổ tích sử dụng là một hình thức nghệ thuật quan trọng, góp phần vào việc triển khai cốt truyện, xây dựng nhân vật, chủ đề tác phẩm, phục vụ đắc lực cho một đặc điểm trong một nội dung của truyện là phân biệt ranh giới giữa tốt và xấu. Truyện cổ tích sử dụng sự nhắc lại như một phương pháp nghệ thuật. Tính chất tương phản giữa các nhân vật biểu hiện qua hành động của chúng và điều tiết sự lặp lại các tình huống cốt truyện. Trong truyện “Cây khế” hoàn cảnh người em và người anh gặp chim

phượng hoàng và được chim hứa hẹn, đối xử y như nhau, sự nhắc lại ở truyện này có tác dụng nêu bật giá trị phẩm chất của nhân vật này trong sự đối chiếu với phẩm chất của nhân vật kia. Trong những hoàn cảnh như nhau cách xử sự của hai anh em khác nhau, anh giả dối và tham lam, em thật thà và trung hậu. Với việc sử dụng biện pháp lặp lại, truyện cổ tích “Cây khế” đã thể hiện rất rõ điều muốn nói: kết cục số phận của mỗi người do chính cách cư xử, nói cho đúng là do phẩm cách của họ quyết định. Ở truyện “Tấm Cám”, sự nhắc lại có tác dụng nâng cao chủ đề. Việc nhắc lại nhiều lần sự chết đi sống lại của Tấm khẳng định sức sống bất diệt của cái thiện, khẳng định quyết tâm không bao giờ chịu đầu hàng. Sự nhắc lại trong truyện cổ tích, nói chung không làm cho truyện tẻ nhạt, đơn điệu, máy móc mà làm cho tình tiết thêm li kì. Bởi mỗi lần nhắc lại đều kèm theo thứ hạng tăng dần về số lượng và chất lượng các chi tiết. Sự lặp lại tạo tính cân đối cho cốt truyện, tạo ra phép tu từ cho lời kể, làm chậm hành động để tăng sự hấp dẫn đối với thính giả.

Đối với kiểu nhân vật mưu trí, tác giả dân gian không để nhân vật xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ đến khi tình huống truyện có vấn đề thì lúc đó nhân vật mưu trí xuất

hiện. Truyện Phân xử tài tình, nhân vật quan huyện được kể là một vị quan có tài xét xử “trong dân gian có vụ án nào rắc rối gay go nhất, ông đều tìm ra manh mối và phân xử công bằng”. Tài xét xử của quan huyện được tác giả dân gian chứng minh

qua ba vụ kiện. Vụ thứ nhất là việc hai người đàn bà cùng mất một tấm vải. Quan đã tìm mọi cách để cho hai người đàn bà đó chứng minh tấm vải là của họ nhưng không thành vì cả hai người đàn bà cùng có khung cửi như nhau, cùng đem ra chợ bán vào sáng sớm. Quan cố nhìn vào thần sắc từng người để dò ý tứ. Nhưng quan chỉ thấy vẻ đau đớn vì mất của hiện trên nét mặt cả hai người, không có gì khác hơn. Quan đi đến quyết định xé đôi tấm vải cho mỗi người một nửa. Khi thấy một người đàn bà khóc thút thít quan sai trả cả tấm cho người đàn bà ấy rồi thét lính trói ngay người đàn bà kia lại vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc kia. Vụ án thứ hai đó là một người đàn bà mất gà. Quan huyện cho người khuyên can nhưng không được mụ ta vẫn cứ chửi. Quan ra lệnh cho mỗi người tát cho mụ một cái thật đau. Mọi người ai cũng nhẹ tay với mụ chỉ duy có tên trộm căm mụ đã gào cả tam đại nhà mình nên đã vả cho mụ một cái thật đau, nhưng khi hắn vừa ra khỏi đám đông thì quan đã gọi giật lại, vạch đúng tội trạng và tâm lí của hắn. Hắn không thể chối cãi được, đành thú nhận. Vụ án thứ ba là việc nhà chùa bị mất một số tiền lớn, quan huyện đã dùng mẹo để tìm ra thủ phạm. Quan huyện cho mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước, kẻ gian sẽ là người làm cho hạt thóc nẩy mầm. “Cả đoàn người mới chạy

được vài vòng, thì đã thấy một chú tiểu thình thoảng lại hé tay cầm thóc ra xem. Liền đấy quan sai mọi người dừng lại, bắt lấy chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới giật mình, nên thỉnh thoảng lại nhìn trộm như thế”. Với lời kể của tác giả dân gian, hình ảnh một vị

quan nổi tiếng với tài xét xử hiện lên rõ nét. Cả ba vụ án, quan huyện đều suy nghĩ và tìm cách giải quyết một cách thỏa đáng đúng người, đúng tội. Quan huyện dùng lí lẽ và đòn tâm lí để đánh vào kẻ gian, vạch trần tội lỗi của họ. Chính sự thông minh kết hợp với tài quan sát của quan huyện đã giúp người dân tình tìm lại công lý.

Có thể nói, ngôn ngữ trong tác phẩm từ sự có vai trò vô cùng quan trọng và nó càng quan trọng hơn trong tác phẩm tự sự dân gian. Truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng, các tác giả không chú ý đi vào miêu tả chi tiết từ ngoại hình đến hành động, không đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật mà dùng lời kể làm phương tiện làm cho nhân vật hiện lên rõ nét. Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa văn học dân gian và văn học bác học. Với lối kể chuyện hấp dẫn linh hoạt, các kiểu

loại nhân vật trong truyện cổ tích vẫn hiện lên một cách đầy đủ, sinh động và rất gần gũi với con người với cuộc sống bình thường.

3.3.2. Hành động

Hành động của nhân vật là khái niệm dùng để chỉ những việc làm cụ thể của nhân vật trong các tình huống đời sống và các quan hệ ứng xử. Đây là một phương diện quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và giúp tiến trình câu chuyện được đẩy tới, cốt truyện đạt được sự hoàn chỉnh.

Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông đại diện cho cái ác. Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn. Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung. Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc. Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như

tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. Đặc biệt hành động sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.Với các hành động của nhân vật, ta thấy được Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Hành động chiến thắng Thần Gió của ông Mạnh trong truyện Ông Mạnh thắng

thần Gió thể hiện sức mạnh của con người, chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm

và lòng quyết tâm “Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, đều bị quật đổ. Cuối cùng ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường”. Đây là ngôi nhà thật chắc chắn và

khó lung lay, hình ảnh cây cối xung quang bị đổ, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió đã thua ông Mạnh. Và đặc biệt hơn nữa với hành động “ông Mạnh

an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới nhà chơi ông chơi” con người luôn muốn làm

bạn với thiên nhiên.

Hành động của hai anh em trong truyện Cây khế (TV4/tập1). Hành động của người anh thì tham lam, dành hết của cải mà cha mẹ để lại và đuổi người em út ra khỏi nhà cùng với cây khế sau vườn. Người em hiền lành, tội nghiệp đành chấp nhận chăm sóc cây khế cho đến ngày nó ra hoa kết quả. Câu chuyện kết thúc khi người anh phải trả giá bằng cái chết cho hành động tham lam, độc ác của mình “người anh tham lam

lấy rất nhiều vàng nặng quá chim bay không được đã liệng cánh chao người anh rơi xuống biển” còn người em thì hưởng cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đến hết đời với hành động thật thà, hiền lành làm theo lời chim “may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các truyện cổ tích, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn.

Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 63 - 68)