Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 35 - 37)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.1.Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ

2.2. Nhân vật thần kì

2.2.1.Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ

Nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập công, diệt trừ cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người. Trong truyện Bốn anh tài (TV4/tập2). Nội dung ngày xưa, bản kia có một chú bé tuy nhỏ nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám, mươi lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh. Đến một vùng khác, hai người nghe thấy tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói

chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường. Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đúc Máng hăng hái xin được làm em út đi theo. Bốn anh tài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đúc Máng lên đường. Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày. Lí Thông – một người hàng rượu – thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công. Nhà Vua có Công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đài bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gã con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu. Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái từ con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân Thái tử, chàng xuống thăm thủy cung, được vua Thủy Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi trở về gốc đa. Từ khi được cứu về, công chúa không cười, không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vụ vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về bị sói đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Truyện Ông Mạnh thắng thần gió (TV2/tập2) kể về Ông Mạnh hết lần này đến lần khác dựng nhà đều bị Thần Gió hung bạo phá sập. Nhưng cuối cùng, nhờ sự dũng cảm, kiên trì và âm mưu của mình, ông đã chiến thắng Thần Gió. Không những thế, Thần Gió còn trở thành bạn tốt của ông Mạnh và đem gió mát lành đến cho mọi người

“Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của loài hoa”. Chúng ta học được ở ông Mạnh lòng dũng

cảm, sự kiên trì, quyết tâm của Ông Mạnh. Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên nhờ vào quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 35 - 37)