6. Đóng góp của đề tài
2.3.1. Nhân vật đức hạnh
Nhân vật đức hạnh là nhân vật mang trong mình những phẩm chất đáng trân trọng như giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, là người hết lòng vì người khác khi khó khăn…Khảo sát trong truyện cổ tích sinh hoạt thì có rất nhiều truyện xuất hiện nhân vật đức hạnh. Nhân vật đức hạnh được thể hiện rất đa dạng như: tình cảm bà cháu, người vợ đức hạnh, người chồng chung thủy, người cha – người mẹ hết lòng yêu thương con cái, người con nuôi hiếu thảo, người bạn trọng tình, trọng nghĩa. Hay tình cảm Bà cháu trong truyện Bà cháu (TV2/tập1). Câu chuyện kể về hai anh em ở với bà.
“Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm…Bà mất, hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em càng ngày càng buồn bã. Nhờ được cô Tiên hóa phép bà sống lại đánh đổi cả vàng bạc.Cô Tiên nói:“Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng nói:“Chúng cháu chỉ cần bà sống lại”. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”.[18;86]. Câu chuyện cho thấy tình cảm gắn bó
sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó thấy tình cảm quý hơn cả vàng bạc. Giáo dục các em phải yêu thương, quý mến bà. Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn hay giàu sang thì cũng luôn nhớ đến bà, dành cho bà một tình cảm sâu sắc và ý nghĩa.
Không chỉ có việc ca ngợi tình cảm bà cháu. Truyện cổ tích sinh hoạt còn xây dựng người cha, người mẹ hết lòng yêu thương con cái. Họ là những người cha, người mẹ hết lòng chăm lo, yêu thương, che chở cho con cái. Nhân vật người cha trong truyện Câu chuyện bó đũa (TV2/tập1) kể rằng “Ngày xưa, có một người nhà giàu, sanh được năm người con. Vì giàu có nên những người con của ông có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất…Vì thế, có một, các con ông muốn có hai và cứ thế tánh đua đòi lâu dần thành thói quen, đến lúc không tự chủ được thì đã trở thành
lòng tham vọng. Càng ngày, lòng tham vọng của con người càng nhiều và lan ra trên mọi bình diện. Do đó, họ không biết thế nào là đủ nên lúc nào cũng khổ tâm vì luôn nghĩ đến sự hơn thua và ganh tị lẫn nhaụ Đến khi khôn lớn, cả năm người con nhờ tiền của cha mẹ nên đều giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét tị hiềm cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng hiềm kỵ lẫn nhau làm ông rất đau lòng. Sau một thời gian ngã bệnh, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo: Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này và cho cha biết kinh nghiệm về việc các con làm dễ hay là khó.Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, gãy ba, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói…Nếu các con cứ tiếp tục hiềm tị chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi và yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con. Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói tị hiềm ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau. Sau đó người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hoà thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ”[18;96]. Qua câu chuyện bó đũa, người cha muốn các con phải đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, không chia rẽ tình anh em, biết hợp tác để chiến thắng những bọn gian ác. Nó giúp chúng ta vượt qua được những gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một mình thì ta khó có thể làm được. Sống trong xã hội chúng ta phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết giúp ta hoàn thành công việc dễ dàng hơn và đoàn kết chính là sức mạnh để chiến thắng mọi khó khăn trong cuộc sống. Nhân dân có câu:
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhân vật người mẹ trong truyện Sự tích cây vú sữa (TV2/tập1). Cây vú sữa là
loại cây quen thuộc ở nước ta, quả của nó tròn, khi ăn bóp nhẹ quanh sẽ có đường nứt và một dòng sữa trắng lóng lánh như sữa mẹ trào ra. Có lẽ vì lí do ấy, cây có tên là cây vú sữa. Người con quá được nuông chiều mà sinh hư nên khi bị mẹ mắng đã bỏ nhà ra đi không biết đường về. Mẹ cậu đau buồn mong chờ con đêm ngày mà kiệt sức gục xuống. Cậu đi mãi và “không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”. Người con hiểu ra là chỉ có mẹ nuôi dạy, thương yêu
cậu và cậu đã sai khi bỏ nhà đi, cậu quyết định tìm đường về nhà với mẹ. Thế nhưng, về tới nhà khung cảnh mọi vật vẫn y nguyên, khóc lóc gọi mẹ mà không thấy mẹ đâu, cậu gục xuống ôm cây xanh trong vườn. Cây xanh ấy chính là người mẹ hóa thành khi đau buồn mòn mỏi chờ đợi con trong vô vọng. Tán lá, là một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. cây rung rinh như bàn tay mẹ âu yếm vỗ về, quả ngọt ngào thơm mát như dòng sữa mẹ. Chính vì vậy, sau này người ta gọi cây ấy là cây vú sữa. Câu chuyện thật cảm động, đó là bài học cho những ai chưa thật sự hiếu thảo, nghe lời cha, mẹ mình. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ bến, làm tất cả cũng để tốt cho con mà thôi. Câu chuyện mang tính giáo dục cao cho lứa tuổi thiếu nhi, là lời khuyên nhẹ nhàng để các em nghe lời cha mẹ, biết nghe lời và thương yêu, không làm cho ba mẹ phải buồn.
Hay trong truyện Hũ bạc của người cha (TV3/tập1) câu chuyện kể về người cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm, con hãy đi làm và mang tiền về… “Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: “- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!”...Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo: Nếu con lười biếng,
dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con”. [20;121]. Câu chuyện rất sâu sắc, muốn nhắn gửi cho ta nhiều điều
thú vị, muốn chúng ta phải trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự kiếm bát cơm, tự làm nuôi sống mình không nhờ vả vào ba mẹ. Có làm lụng vất vả mới biết yêu quý đồng tiền, hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn lao động tạo nên của cải. Trong truyện Bông hoa cúc trắng (TV1/tập2), truyện kể về hai mẹ con nhà nghèo,
sống trong túp lều nhỏ. Không may người mẹ lâm bệnh nặng, chính lúc đó, cô con gái đã không quản khó khăn đi tìm thuốc chữa bệnh cho người mẹ của mình. Tấm lòng hiếu thảo của cô gái đã làm động lòng ông Tiên. Ông đã cho cô gái tìm được bông cúc trắng giúp mẹ cô khỏi bệnh. Sau khi đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn các em học sinh sẽ vô cùng yêu mến và cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái. Truyện góp phần trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, phải biết yêu thương những người thân trong gia đình mình.
Truyện Ba lưỡi rìu (TV4/tập1) kể về “Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi
rìu bị văng xuống dòng sông. Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vằng, anh chàng không nhận. Lần thứ hai, vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc, anh cũng lắc đầu không nhân. Lần Thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt, chàng tiều phu nhận ngay. Cụ già khen chàng trai thật thà, trung thực và tặng cho chàng ba cái lưỡi rìu, chàng trai chắp tay tạ ơn”. Hay trong truyện Những hạt thóc giống (TV4/tập1): “Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Nhưng cậu bé Chôm dũng cảm nói sự thật dù em có thể sẽ bị trừng phạt. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Mọi người sửng sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chất thóc giống không. Không ai trả lời . Lúc ấy nhà vua mới ồn tồn nói: Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!”[22;46].
Nhà Vua chọn người trung thực để truyền ngôi “phát thóc giống đã luộc chín về gieo, hẹn ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi. Chú bé Chôm là người trung thực nên được truyền ngôi. Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc, không có thóc lo lắng quỳ tâu: “Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được”. Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm thật thà, trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Qua hai câu chuyện, khuyên
chúng ta cần phải có đức tính trung thực và thật thà. Như vậy, người có đức tính trung thực luôn được mọi người kính trọng và tin yêu.
Truyện Hai anh em (TV2/tập1) câu chuyện kể về “hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần lúa của anh thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng”. Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em…Họ rất ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau”[18;119]. Tình cảm của hai anh em trong câu chuyện thật cảm động, cho chúng
ta một bài học kỹ năng sống về tình cảm của hai anh em. Sống phải biết yêu thương, lo lắng và nhường nhịn nhau.
Tóm lại, kiểu nhân vật đức hạnh chiếm số lượng lớn trong tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Điều này thể hiện sự nhìn nhận khách quan về cuộc sống của tác giả dân gian. Nó cho thấy trong cuộc sống có rất nhiều người tốt, rất nhiều người tình nghĩa. Người tốt thường gặp nhiều thử thách, khó khăn. Họ có thể vượt qua hay không vượt qua được. Qua những thử thách khó khăn đó phẩm chất của họ được bộc lộ, tỏa sáng. Với việc tạo dựng nhiều nhân vật tốt đẹp, nhân dân ta muốn họ là những tấm gương về đạo đức và cách cư xử để từ đó chúng ta học tập và noi theo.