Hành động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 66)

6. Đóng góp của đề tài

3.3.2.Hành động

Hành động của nhân vật là khái niệm dùng để chỉ những việc làm cụ thể của nhân vật trong các tình huống đời sống và các quan hệ ứng xử. Đây là một phương diện quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và giúp tiến trình câu chuyện được đẩy tới, cốt truyện đạt được sự hoàn chỉnh.

Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông đại diện cho cái ác. Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn. Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung. Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc. Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như

tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. Đặc biệt hành động sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.Với các hành động của nhân vật, ta thấy được Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Hành động chiến thắng Thần Gió của ông Mạnh trong truyện Ông Mạnh thắng

thần Gió thể hiện sức mạnh của con người, chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm

và lòng quyết tâm “Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, đều bị quật đổ. Cuối cùng ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường”. Đây là ngôi nhà thật chắc chắn và

khó lung lay, hình ảnh cây cối xung quang bị đổ, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió đã thua ông Mạnh. Và đặc biệt hơn nữa với hành động “ông Mạnh

an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới nhà chơi ông chơi” con người luôn muốn làm

bạn với thiên nhiên.

Hành động của hai anh em trong truyện Cây khế (TV4/tập1). Hành động của người anh thì tham lam, dành hết của cải mà cha mẹ để lại và đuổi người em út ra khỏi nhà cùng với cây khế sau vườn. Người em hiền lành, tội nghiệp đành chấp nhận chăm sóc cây khế cho đến ngày nó ra hoa kết quả. Câu chuyện kết thúc khi người anh phải trả giá bằng cái chết cho hành động tham lam, độc ác của mình “người anh tham lam

lấy rất nhiều vàng nặng quá chim bay không được đã liệng cánh chao người anh rơi xuống biển” còn người em thì hưởng cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đến hết đời với hành động thật thà, hiền lành làm theo lời chim “may túi ba gang mang đi mà đựng”.

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các truyện cổ tích, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn.

Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 66)