Vị trí, ý nghĩa của việc dạy truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 26)

6. Đóng góp của đề tài

1.4.2.Vị trí, ý nghĩa của việc dạy truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học

1.4. Truyện cổ tích trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

1.4.2.Vị trí, ý nghĩa của việc dạy truyện cổ tích đối với học sinh Tiểu học

1.4.2.1. V trí

Ở trường Tiểu học, học sinh lĩnh hội truyện cổ tích qua phân môn kể chuyện (thuộc môn Tiếng Việt). Đây là một phân môn dạy học lí thú, hấp dẫn ở các lớp trong trường Tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng vui thích. Hầu hết các trường Tiểu học đều xếp tiết kể chuyện vào cuối tuần nên vô hình chung tiết kể chuyện trở thành một ấn tượng không quên của mỗi tuần đi qua. Khác hẳn với những tiết Tập đọc, học thuộc lòng, từ ngữ, ngữ pháp. Ở những tiết kể chuyện giáo viên và học sinh dường như thoát li khỏi sách vở mà giao hòa tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung từng câu chuyện được kể, thông qua lời kể của cô và lời kể lại của các bạn. Mọi người như được sống lại trong những giây phút hồi hộp, xúc cảm ngoài hoạt động thông thường của một giờ lên lớp, bởi không có những hiện tượng hỏi bài hay truy bài căng thẳng. Gần như một mối quan hệ thầy – trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí của cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao.

Tuy nhiên, hiện nay rất tiếc một số giáo viên vẫn chưa dành cho tiết học một sự đầu tư xứng đáng. Vì vậy, không ít truyện mặc dù tốt, nội dung phong phú, hấp dẫn vẫn trở thành nhạt nhẽo ít sự thuyết phục, gây một ấn tượng không đẹp trong tâm hồn các em. Ở nhà trường tiểu học kể chuyện là một nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi thiếu nhi. Ngay từ khi bập bẹ tập nói các em đã thích nghe kể chuyện qua lời ru à ơi của mẹ, qua lời kể thủ thỉ của bà. Đến lứa tuổi tiểu học, nhu cầu nghe kể chuyện không hề suy giảm mà lại tiếp tục tăng lên, đặc biệt là đối với các lại truyện dân gian. Tiết kể chuyện với lời kể của giáo viên tự nhiên, có sức truyền cảm, hấp dẫn cao, làm cho học sinh cảm thấy thoải mái hứng thú, lôi cuốn được sự chú ý của các em. Giúp các em hình thành biểu tượng đã có từ thực tế xung quanh, cung cấp khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em một cách thoải mái không quá trừu tượng, khó hiểu. Niềm say mê hứng thú bộc lộ rất rõ khi các em ngồi nghe kể chuyện: Mắt dán vào người kể chuyện, niềm vui, nỗi buồn sự lo sợ thể hiện trên nét mặt, qua các cử chỉ động tác của tay và chân. Hứng thú nghe kể chuyện gắn liền với sự phát triển của tình cảm say mê cái mới lạ của tuổi thơ. Mỗi câu chuyện mở ra trước mắt các em một thế giới kỳ thú, muôn hình, muôn vẻ, gợi cho trẻ sự tò mò, lòng ham học hỏi quan sát thể giới xung quanh.

Phân môn kể chuyện có một vị trí quan trọng, được xếp ngay sau phân môn Tập đọc – học thuộc lòng của bộ môn Tiếng Việt, trong đó truyện cổ tích chiếm tới 1/3 số truyện kể đã được đưa vào chương trình để giảng dạy cho học sinh. Truyện cổ tích có một vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ.

1.4.2.2. Ý nghĩa

Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm mỹ. Nhờ có truyện cổ tích, trẻ nhân thức thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả trái tim. Và trẻ em không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thế giới xung quanh, tỏ thái độ của mình với điều thiện và điều ác. Truyện cổ tích cung cấp cho trẻ những hiện tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa. Truyện cổ tích là ngọn nguồn phong phú và không có gì thay thế được để giáo dục tình yêu tổ quốc. Đừng tưởng các em không phân biệt được đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà, đâu là người thật đâu là tiên, bụt, ma, quỷ. Nhiều nhà văn hóa trên thế giới thường nói về những ấn tượng không quên khi đọc nghe các câu chuyện dân gian. Puskin từng tâm sự: “buổi tối tôi nghe chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp đẽ làm sao, mỗi chuyện là một bài ca”. ( Puskin – nhà thơ Nga vĩ đại, Đỗ Hồng Chung giới thiệu, nhà

xuất bản đại học).[3;46]

Giờ kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện cổ tích góp phần hình thành phẩm chất nhân cách đem lại những xúc cảm thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Kể chuyện có một sức mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Đó là các tác phẩm văn học nghệ thuật dùng để kể ở các lớp. Các tác phẩm văn học này có tác động rất lớn đến tâm hồn và cảm xúc của các em. Điều đặc biệt trong giáo dục trẻ ở kể chuyện là giáo dục bằng hình tượng nghệ thuật chứ không phải bằng những triết lí khô khan, trừu tượng. Vì vậy, giáo dục qua kể chuyện có sức hấp dẫn riêng và sâu sắc hơn nhiều. Giờ kể chuyện không chỉ góp phần tích lũy vốn văn học và mở rộng vốn sống cho học sinh, góp phần phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy mà trên cơ sở đó các em còn được tiếp thu những giá trị đạo đức cơ bản ban đầu, hình thành nhân cách con người đạt được mục tiêu giáo dục đề ra cho cấp Tiểu học.

Những câu chuyện cổ tích đã đem đến cho học sinh những giá trị đạo đức, dạy cho các em những đạo đức làm người. Nó hiệu quả hơn rất nhiều lần những bài giảng giáo khoa trừu tượng về những chuẩn mực hành vi đạo đức khô khan, nhàm chán.

Thông qua các câu chuyện kể, các giá trị đạo đức xã hội hình thành trong học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhờ lối kể chuyện hấp dẫn của giáo viên. Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc phải trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chân chính, chính xác phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học, kỹ thuật và văn hóa. Đồng thời phải dần dần giúp học sinh tiếp xúc với một số phương pháp nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ và làm việc khoa học. Thông qua những tri thức và những phương pháp này mà hình thành cho học sinh cơ sở của thế giới quan khoa học, những phẩm chất và tình cảm đạo đức của con người mới. Giáo dục là một quá trình rộng lớn bao gồm tất cả các mặt phát triển của nhân cách trẻ em: “sự giáo dục không những phải phát triển

lý trí của con người và cung cấp cho anh ta một khối lượng khái niệm mà còn phải khêu gợi ở anh ta niềm khát vọng lao động nghiêm túc, mà thiếu nó, thì cuộc sống của anh ta không thể xứng đáng và hạnh phúc”.(K.Đ usinxki, bài báo trong “tạp chí của

bộ giáo dục” toàn tập, tập II, trang 354 – 355).

Truyện cổ tích góp phần giải quyết về mặt kiến thức, kỹ năng hình thành tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học. Không những thế, truyện cổ tích giúp các em nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân dân mình, đất nước mình để tìm hiểu thêm đất nước trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, còn giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thông qua ngôn ngữ được sử dụng trong từng câu chuyện sẽ giúp các em có được cách ứng xử hợp lý, có văn hóa, những câu chuyện đó còn góp phần giúp các em có lối sống đẹp , đó là lối sống nhân ái, thẳng thắn, biết bênh vực đấu tranh cho cái đúng, loại trừ những điều xấu xa. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng nhân cách cho các em, nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nó có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.

CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

2.1. Nhân vật loài vật

Cơ sở xưa nhất của truyện cổ tích về loài vật là những truyện kể có tính chất thần thoại về loài vật – những truyện kể in đậm dấu ấn những quan niệm của người thời cổ về tự nhiên, như tín ngưỡng vật linh, ma thuật,v.v… Những truyện kể ấy chắc hẳn đã nảy sinh từ nhu cầu của người thời cổ, đặc biệt là người săn bắt, muốn đúc kết những kinh nghiệm và hiểu biết về đời sống và tập tính của một số các con vật ít nhiều có liên quan đến cuộc sinh tồn của họ để truyền dạy cho lớp người trẻ. Về sau, những truyện kể ấy mất dần tính chất thần thoại, trở thành truyện cổ tích về loài vật. Đó là quá trình những dấu vết của những quan niệm hư ảo về thế giới mờ nhạt dần, những mô típ tối cổ như sự sợ hãi và sùng bái vật tổ được hiểu lại, những xung đột gắn với tín ngưỡng vật linh biến thành xung đột mang tính chất sinh hoạt – xã hội. Đó là quá trình con người chinh phục loài vật. Bằng chứng về quá trình này – bằng chứng mà M.Gorki gọi là “dư âm của cái thời con người bắt thú về nuôi làm gia súc” – cũng là một mô típ rất cổ trong truyện cổ tích về loài vật. Nhưng, khi những truyện kể có tính chất thần thoại về loài vật, nghĩa là khi người ta không còn thực sự tin vào tính chất có lý tính của những quan hệ giữa các con vật nữa, thì cũng diễn ra điều có vẻ nghịch lý là “xã hội

loài vật” trong câu chuyện kể ngày càng “tương ứng” với xã hội loài người, và các

con vật càng mang những tính cách rõ nét của loài người (như con hổ hung bạo, con sói tham lam, con cáo xảo quyệt, con thỏ tinh khôn,…). Những con vật trong truyện cổ tích loài vật hầu hết đều được nhân cách hóa (biết nói năng, suy nghĩ và hành động như con người) nhưng nhìn chung đều mang tính chất “trần gian” thực tại chứ không siêu nhiên, kì ảo như các con vật trong cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích loài vật không có những con vật được lí tưởng hóa một cách tuyệt đối và nói chung nó cũng không có lối kết thúc “có hậu” một cách phổ biến và công thức. Trong thế giới cổ tích, nhân vật loài vật hết sức phong phú và đa dạng. Bước vào thế giới nhân vật này, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều con vật gần gũi xung quanh cuộc sống.

2.1.1. Nhân vt loài thú

Theo tác giả dân gian, truyện Trí Khôn (TV1/tập2).“Một con cọp từ trong rừng đi

từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần hỏi Trâu:

- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy? Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!... Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả. thì thực chất trước đây trâu vẫn có hàm răng trên, hổ có bộ lông vàng chứ không phải những vằn đen như bấy giờ” [17;72], thì thực

chất trước đây trâu vẫn có hàm răng trên, hổ có bộ lông vàng chứ không phải những vằn đen như bấy giờ. Hổ rất kiêu ngạo tỏ ra oai vệ, ta đây là to lớn, có sức mạnh làm muôn loài phải khiếp sợ nhưng khi nhìn thấy con trâu to lớn bị bác nông dân đánh đập, quát tháo thì Hổ rất tò mò muốn biết. Sau khi hỏi trâu, Hổ biết được con người có trí khôn và càng tò mò hơn và rất muốn xem cái trí khôn ấy như thế nào mà có thể điều khiển mọi vật. Vì quá tò mò, Hổ bị bác nông dân lừa buộc vào gốc cây để Hổ không ăn thịt trâu trong lúc về nhà lấy trí khôn. Sau khi trói Hổ, bác nông dân chất rơm xung quanh và châm lửa đốt Hổ, dây thừng cháy hổ mới thoát thân chạy vào rừng sâu, những vết vằn đen trên lưng hổ cũng có từ đó. Riêng về phần trâu khi thấy bác nông dân trừng trị Hổ thì cưới rất hả hê và bị va vào tảng đá nên mất hàm răng trên. Câu chuyện là lời giải thích nhẹ nhàng, thú vị cho đặc điểm của trâu và hổ và ca ngợi trí thông minh của con người lao động, ước muốn làm chủ và chế ngự thiên nhiên. Con người tuy nhỏ bé nhưng sở hữu trí khôn mà không loài vật nào khác có. Hay đặc điểm của các con vật như: thỏ chạy nhanh, rùa chạy chậm, trong câu chuyện Rùa và Thỏ (TV1/tập2) vì ỷ thế mình chạy nhanh nên Thỏ đã nhởn nhơ, thong thả hái hoa, bắt bướm rồi ngủ bên đường còn Rùa biết mình chạy chậm chạp nhưng đã cố gắng hết sức để về tới đích. Kết quả là Thỏ tỉnh dậy và thấy Rùa đã gần tới đích, khi đỏ Thỏ vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp nữa. Câu chuyện nêu lên đặc điểm của hai con vật Thỏ và Rùa, Thỏ nhanh nhẹn nhưng quá tự tin, khinh địch, coi thường và luôn chế giễu Rùa, còn Rùa biết mình chậm chạp nên đã kiên trì, cố gắng nổ lực để về tới đích, dạy cho Thỏ bài học về tính tự cao, khinh thường người khác. Qua đây tác giả dân gian cũng muốn giáo dục con người phải biết khiêm tốn trước những lợi thế mà mình có, không được chế giễu điểm yếu, biết cố gắng , khắc phục khuyết điểm của mình.

Hay trong truyện Cóc kiện Trời (TV3/tập2). Cóc là con vật không hề xa lạ với

cuộc sống của người dân Việt Nam ta, Cóc có nhiều ở vùng nông thôn, mỗi khi Cóc nghiến răng tức là trời sắp mưa. Đó là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình sinh hoạt và lao động của nhân dân mà có được. Tác giả dân gian, thông qua một câu chuyện ý nghĩa, mang tính cộng đồng. Ở đó là một thế giới loài vật như thế giới loài người. Cóc tuy nhỏ bé nhưng đã tập hợp, điều khiển được các con vật khác khiến Ngọc Hoàng cũng phải chịu thua: “Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên

đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh: “ – Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được trời. Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trời đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động”.[21;122]

Những con vật như Cọp, Gấu, Cáo chúng đầy sức mạnh và tinh ranh, gian xảo khi đứng trước cửa thiên đình đều run sợ chỉ có Cóc là dám lên tiếng chỉ huy mọi người để nói lên nguyện vọng của mình với Ngọc Hoàng. Cóc tuy nhỏ bé thôi nhưng hết sức gan dạ, dám làm những điều mà những người khác không dám. Đặc điểm này lí giải cho Cóc bởi thế dân gian có câu: “Gan như cóc tía” để chỉ những người có đức tính gan lì, không sợ sệt và dũng cảm. Ngoài ra, sau khi cho mưa xuống, Ngọc Hoàng còn dặn “Khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền” nên sau này cứ hễ Cóc nghiến răng là trời sắp mưa, đây là một kinh ngiệm quý báu cho người nông dân Việt Nam trong trồng trọt và chăn nuôi,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 26)