Nhân vật xấu xa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 47 - 48)

6. Đóng góp của đề tài

2.3.2. Nhân vật xấu xa

Trong xã hội luôn có người tốt và kẻ xấu. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả dân gian đã xây dựng nhiều kiểu nhân vật xấu xa. Nếu như nhân vật tốt đẹp mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp thì nhân vật xấu xa hoàn toàn ngược lại. Nhân vật xấu xa là những nhân vật có những thói hư, tật xấu như tham lam, ích kỷ, độc ác, bất nhân bất nghĩa, lẳng lơ, lười biếng, ghen tuông…Họ vì lợi ích, vì hạnh phúc của cá nhân mình quên hết gia đình, người thân và bạn bè.

Trong truyện Cây khế (TV1/tập) truyện kể về hai anh em trong một gia đình bố mẹ mất sớm và để lại gia sản cho các con. Tuy là hai anh em ruột nhưng tính cách của họ thì hoàn toàn trái ngược nhau. Người em hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn, còn

người anh thì tham lam, độc ác. Chính vì thế sau khi bố mẹ mất, người anh đã dành toàn bộn tài sản và chỉ cho em cây khế trong vườn. Nhưng cũng chính khế đó đã mang chim thần đến, cho người em đổi đời, sống an nhàn, sung túc. Con người anh, bằng sự nham hiểm của mình, anh ta cũng có được cây khế, song vì quá tham lam nên đã phải trả giả bằng cái chết. Thông qua hành động của các nhân vật trong truyện, chân lý cuộc sống đã được nói lên: “Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác”. Qua câu chuyện này, tác giả dân gian cũng khuyên chúng ta không nên quá tham lam vì như vậy cũng sẽ tự mang cái chết đến với mình.

Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, luôn được nhân dân coi trọng và giữ gìn. Trong quan niệm đạo đức của dân tộc, chữ hiếu luôn được đề cao. Chữ hiếu được thể hiện ở sự kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ, luôn làm những việc tốt đối với cha mẹ, không làm cha mẹ phải buồn phiền…Vậy mà trong thực tế có những đứa con chưa làm bổn phận của chữ hiếu.

Như vậy, xây dựng nhân vật xấu xa, tác giả dân gian chú ý đến phẩm chất, tính cách, hành động của họ. Đây là tiêu chí đánh giá người xấu xa. Hầu hết, những người xấu xa đều không chiến thắng được chính bản thân mình trước những cám dỗ của cuộc đời. Họ bị vàng bạc, nhung lụa, danh tiếng, dục vọng làm mờ mắt, không còn tỉnh táo để nhìn ra phải trái. Họ sẵn sàng làm những việc bất nhân bất nghĩa để đạt được dục vọng, vinh hoa phú quý. Xây dựng nhân vật người xấu xa, tác giả dân gian muốn phê phán họ, muốn họ phải trả giá cho những hành động sai lầm của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)