Nhân vật siêu nhiên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 37 - 43)

6. Đóng góp của đề tài

2.2. Nhân vật thần kì

2.2.2. Nhân vật siêu nhiên

Đây là những lực lượng không có trong thực tế mà chỉ được biểu hiện rõ nhất, sống động nhất ở trong niềm tin và trí tưởng tượng của nhân dân lao động. Đó là những hình ảnh của Ngọc Hoàng, và các thiên thần ở cõi trời hay “Thiên đình” chẳng hạn: Thiên Lôi, Nam Tào, Bắc Đẩu…Họ là những hình tượng được khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa các lực lượng xã hội theo quan niệm và lý tưởng của nhân dân trong xã hội có giai cấp mà chủ yếu là xã hội phong kiến. Ngọc Hoàng được coi là chúa tể của muôn loài, là người cầm cân nảy mực, khuyến thiện trừng ác. Tất cả mọi việc trong thế gian dù lớn hay nhỏ đều không qua được mắt của Ngọc Hoàng. Điều đó cho thấy quan niệm về một xã hội lí tưởng, công bằng tốt đẹp của nhân dân lao động. Trong lực lượng siêu nhiên không thể thiếu những lực lượng thần linh cõi âm bao gồm: Diêm Vương, các thần linh, âm binh và âm tướng, hồn người sau khi chết. Cõi âm được quan niệm là ở trong lòng đất, là nơi trú ngụ của hồn người và loài vật sau khi chết. Diêm Vương là người cai quản cõi âm và xét xử những hồn người có tội khi sống trên trần thế. Theo quan niệm dân gian, người có công đức thì được lên cõi trời, con người có tội thì phải xuống địa ngục và bị trừng phạt.

Ngoài lực lượng siêu nhiên như Ngọc Hoàng, Diêm Vương còn có các thần thánh cõi thủy phủ, long cung là vua thủy tề trong các truyện như Thạch Sanh… Các lực lượng như Tiên, Bụt, Phật là những lực lượng thần thánh rất gần gũi với những con người nghèo khổ, bất hạnh trong truyện cổ tích. Những nhân vật thần kì này, xuất hiện cứu giúp người lương thiện, trừng trị kẻ gian ác. Chẳng hạn trong Tấm Cám, Bụt hiện lên giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự tiệc, chống lại mẹ con Cám độc ác. Trong truyện

Bông hoa cúc trắng (TV1/tập2), truyện kể về hai mẹ con nhà nghèo, sống trong túp lều

nhỏ. Không may người mẹ lâm bệnh nặng, chính lúc đó, cô con gái đã không quản khó khăn đi tìm thuốc chữa bệnh cho người mẹ của mình. Tấm lòng hiếu thảo của cô gái đã làm động lòng ông Tiên. Ông đã cho cô gái tìm được bông cúc trắng giúp mẹ cô khỏi bệnh. Sau khi đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn các em học sinh sẽ vô cùng yêu mến và cảm phục trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái. Truyện góp phần trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, phải biết yêu thương những người thân trong gia đình mình.

Con vật thần kì bao gồm Chim thần, rắn thần, rùa thần, khỉ, trăn tinh, hồ tinh, ma quỷ yêu quái…Lực lượng thần kì này rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành hai kiểu: Đó là những con vật thần đứng về phe thiện hoặc mang tính chất trung lập, vô tư, không thiên vị phía nào như chim thần trong truyện Cây Khế, với người em và người anh chim thần đều nói giống nhau: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Bên cạnh đó, những con vật thần kì như trăn tinh, hồ tinh, hùm tinh, xà tinh, mãng tinh, thần trùng… được coi là những yêu quái, hung thần, ma quỷ thường xuyên thù ghét và hãm hại con người. Chẳng hạn truyện Thạch Sanh, xuất hiện trăn tinh, đại bàng, hồ tinh đối đầu với Thạch Sanh.

Vật có phép màu nhiệm như đàn, ngọc, cung thần…Ta có thể thấy cây đàn thần của Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh. Nhờ cây đàn thần mà vua Thủy Tề cho, Thạch Sanh chữa khỏi bệnh cho công chúa. Và khi các nước chư hầu đến đánh, Thạch Sanh đem cây đàn thần ra gảy làm cho bọn giặc phải đầu hàng, rút quân về nước.

Đây là một trong những yếu tố thần kì rất quan trọng trong thế giới nhân vật cổ tích. Sự biến hóa kì ảo này được biểu hiện qua rất nhiều phương diện như từ vật biến hóa thành người, đầu thai, người biến hóa thành các loài động vật, thực vật, đồ vật…Sự biến hóa ấy được gọi chung là mô típ hóa thân – đây là một mô típ góp phần thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của nhân dân lao động. Đọc truyện cổ tích Việt Nam, ta thấy xuất hiện rất nhiều yếu tố biến hóa kì ảo. Truyện Trầu cau, người anh đi tìm em chết hóa thành “cây cau”. Người vợ đi tìm chồng chết hóa thành dây leo quấn vào cây cau. Sự biến hóa này nhằm giải thích phong tục tập quán.

Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta, cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là “mặt trời chân lý” để mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái Ác luôn đươc lên án, ghét bỏ kết tội. Trong cuộc chiến giữa cái Thiện và cái

Ác, dân gian luôn để cái thiên chiến thắng vẻ vang. Đó là ước mơ cũng là sự thật ở đời, câu truyện cổ tích Tấm Cám sỡ dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng của cái Thiện đối với cái Ác đúng như quan niệm của nhân dân. Một chiến thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ. Từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng. Như ta đã biết, truyện cổ tích ra đời và phát triển khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp ấy. Yếu tố kì ảo được sử dụng để hỗ trợ cho cái Thiện, giúp cái Thiện chiến thắng. Trong truyên cổ tích Tấm Cám, hai tuyến nhân vật Thiện - Ác phân ra rất rõ rệt. Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám. Đây là hai nhân vật luôn có những hành động áp bức, bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc, những hành động độc ác mất hết tính người. Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái Thiện, cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẩm hiu bất hạnh: mẹ mất sớm, bố nhu nhược, bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hiếp đáp.

Khi xã hội đã phân giai cấp, trong quan niệm của dân gian, cái Thiên đồng nghĩa với cái Đẹp chúng luôn bị chà đạp, ghen ghét. Hơn thế cái Thiện, cái Đẹp còn là những điều thuộc về nhân dân lao động - giai cấp bị áp bức trong xã hội. Ngược lại, cái Ác cũng là cái Xấu, ban đầu chúng rất mạnh, có khả năng áp bức bóc lột cái Thiện, cái Đẹp. Chúng thuộc về giai cấp trên, giai cấp bóc lột trong xã hội. Cái Thiện bị áp bức như thế nào?

Bao giờ bánh đúc có xương Thì bà dì ghẻ mới thương con chồng.

Nó thật đúng với trường hợp của mối quan hệ của bà dì ghẻ và Tấm. Phận con chồng, Tấm phải quần quật làm việc nhà từ sớm đến tối, không chút ngơi nghỉ, trong khi đó, Cám con đẻ của dì ghẻ nhởn nhơ rong chơi, biếng nhác. Tấm bị nhiếc móc chửi bới, Cám được cưng nhiều dung túng. Sự bất công ấy được cụ thể trong tình huống hai chị em Tấm Cám đi bắt tép. Cám ham chơi, lười biếng nhưng nhờ xảo trá quỷ quyệt lại được phần thưởng. Chưa hết, mẹ con Cám còn luôn âm mưu triệt mọi nguồn vui sống, mọi mối giao lưu của cám đối với cuộc đời, cho dù đó là con cá bống !Sau đó, chúng ngăn cản Tấm đi dự dạ hội bằng mọi chở ngại cũng chỉ vì độc ác, ích kỉ. Tấm, trước mọi hành hạ áp bức của mẹ con Cám. Cô chẳng biết làm gì ngoài việc ôm mặt khóc. Cô nhẫn nhục nơi xó bếp chính nhà mình. Bị cướp mất cá. Khóc. Bị giết cá bống. Khóc. Không được đi dạ hội. Khóc. Không có quần áo đẹp. Khóc,….Rõ ràng,

ban đầu cái Thiện luôn tỏ một vẻ nhẫn nhục đến nhu nhược. Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ nào đó, ta thấy được quan niệm “dĩ hòa vi quý”của dân gian. Không ai muốn ân oán chất chồng, chịu thiệt một phần để mong bình yên một thuở. Nhưng cậy muốn lặng mà gió chẳng dừng, vậy đến một ngưỡng nào đó, cái Thiện sẽ vùng lên chống trả. Ấy chính là cái Ác tàn nhẫn muốn độc chiếm sự sống, âm mưu sát hại cái Thiện. Cái thiện muốn sinh tồn phải chống trả. Và rất phù hợp với bản chất hiền hòa của cái Thiện, sự phản kháng đi từ yếu đến mạnh, từ bị động đến chủ dộng để rồi giành chiến thắng vẻ vang. Mụ dì ghẻ và đứa con đẻ ác ngiệt không chiếm được ngôi vị hoàng hậu thì âm mưu giết Tấm. Bốn lần chúng ra tay thì bốn lần đều thất bại: chặt cây cau, giết chim vành anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi. Sau mỗi lần bị hại, Tấm không khóc nức nở nhịn nhục. Bị bức hại, nàng hòa kiếp trở về, lần đầu nàng chỉ nhắc nhở:

Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.

Đây chỉ là tiếng nói của một linh hồn còn vương vấn dân gian. Cụ thể là nhớ nghĩa cũ duyên xưa trở về thăm lại (chồng). Dù biết mình bị giết hại, Tấm không hề oán than, thù hận mẹ con Cám. Đến làn bị giết hại thứ hai sự tình đã khác. Tấm không nhắc nhở Cám nữa mà lặng lẽ giành lại hạnh phúc của mình.nàng hóa thân thành cây xoan đào,ngày ngày che mát cho vua,ở bên chồng về tình nghĩa cũ. Rõ ràng là ở đây có một sự thay đổi về thái độ. Tấm đã ý thức sâu sắc về sự mất mát của mình, nàng chủ động tìm lại nó. Tiến thêm một bước nữa ,cô còn chủ động tìm đến kẻ thù răn đe:

Kẽo cà kẽo kẹt

Lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra.

Tư thế của Tấm bây giờ đã khác trước. Lần trước nàng xác định quan hệ ngang bằng với Cám “tao -mày”; giờ đây nàng coi mình là người trên xưng “chị” Không chỉ hiểu về nỗi mất mát náng còn thấm thía căn nguyên của nỗi đau đời mình. Nàng biết mình bị “tranh chồng”và sự đe dọa của Tấm thật quyết liệt “khoét mắt ra”. Lần hóa thân cuối cùng của Tấm đã quyết tâm vùng dậy làm chủ cuộc đời.làm chủ hạnh phúc của mình. Quả thị thơm lừng như vẻ đẹp nơi cô Tấm nhát hương, nàng trở về kiếp con người để chủ động tận hưởng hương thơm và mật ngọt cuộc sống -thứ mà nàng đáng được hưởng và thật sự đã và đang dược hưởng. Đây là một kết thúc có hậu,là khúc khải hoàn viên mãn của cái Thiện trong cuôc đời này. Sự trở về của cô tấm trong ngôi vị hoàng hậu, sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật “Ác

giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”. Song cái Thiện đã trãi qua bao áp bức, bất công, muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược, nhún mình. Nó phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sống quyền hạnh phúc. Ra đời từ thuở xa xưa trong lịch sử dân tộc, cho đến ngày nay và sẽ mãi mãi mai sau, câu chuyện Tấm Cám được người Việt giữ gìn, truyền lại cho nhau như người xưa giữ lửa và truyền lửa qua mỗi nếp nhà. Ấy là ngọn lửa cho truyền thống dân tộc, truyền thống yêu cái thiện ghét cái Ác. Quan trọng hơn đó là truyền thống đấu tranh với cái Ác để chiến thắng vẻ vang.

Truyện Sự tích Chú Cuội cung trăng (TV3/tập2) kể về: “Một tiều phu tên là Cuội.

Cuội vào rừng, bỗng gặp một con hổ con, xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ con non nên thua sức người lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý. Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống mọi người trong đó có con gái phú ông và được phú ông gã con cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật ấm êm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý”.[21;131]. Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân

hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

Thực chất các nhân vật trong truyện cổ tích không tự biến hóa một cách ngẫu nhiên mà đều do dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian. Tác giả đã sáng tạo vào những câu chuyện cổ tích của mình nhằm giải thích những hiện tượng, nguồn gốc của các con vật, loài vật, địa danh, phong tục tập quán, quan trọng hơn cả là thể hiện ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc thông qua việc kéo dài sự sống cho con người, hóa giải bi kịch và trừng phạt kẻ ác.

2.3. Nhân vật sinh hoạt

Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Việc đưa ra các kiểu loại nhân vật chính trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt đã được rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian đề cập đến trong các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu.

Khác với truyện cổ tích thần kì vốn được cảm nhận như những câu chuyện đời xưa hoang đường, truyện cổ tích sinh hoạt mang dáng dấp những câu chuyện của cuộc đời hàng ngày. Đó là chuyện một người chị dâu tốt lập kế khiến chồng mình hồi tâm thương người em nghèo khổ của anh ta (Giết chó khuyên chồng); chuyện một anh học trò giỏi đã chắc cầm vinh hoa phú quý trong tay, nhưng vì “chưa làm nên đã thất đức” nên bị thiên đình xóa tên, không cho đỗ đạt (Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng); chuyện phân xử tài tình của ông quan công minh (Người đàn bà bị vu oan); chuyện một chú ngốc thấy le le ngỡ là vịt mua rồi “lùa hoài lùa hủy bắt không được con nào” (Thằng khờ đi mua vịt); v.v…Ở đây, trong câu chuyện kể hầu như không thấy xuất hiện những lực lượng thần kì, những hiện tượng siêu nhiên. Nhưng trong câu chuyện không phải chỉ có “những yếu tố thực tế” mà ngay cả phần cốt lõi cũng có “tính chất hiện thực” ấy vẫn là những câu chuyện không có thực, chỉ xảy ra trong một thế giới khác với thế giới thực tại – “thế giới cổ tích”. Truyện cổ tích sinh hoạt ngoài lối kết thúc có hậu, nhiều truyện còn có lối kết thúc bi kịch, các nhân vật chính đều phải chết hoặc ra đi biệt tích nhưng tinh thần lạc quan vẫn tỏa sáng, vì những cái chết ấy hay sự ra đi biệt tích của các nhân vật chính diện làm tăng thêm niềm tin và sự khẳng định đối với phẩm chất cao đẹp của con người chân chính.

Nhân vật đức hạnh và nhân vật xấu xa là hai kiểu nhân vật thuộc nhóm truyện về đề tài đạo đức. Khi xây dựng các kiểu nhân vật này, tác giả dân gian đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình. Đối với nhân vật đức hạnh, tác giả dân gian ca ngợi, đề cao “những tấm gương kiểu mẫu về phẩm hạnh”. Phê phán những hành động bất nhân, bất nghĩa của những nhân vật xấu xa. Nhân vật chính là loài người trong truyện Cây khế (TV4/tập1) truyện kể về hai anh em trong một gia đình bố mẹ mất sớm và để lại gia sản cho các con. Tuy là hai anh em ruột nhưng tính cách của họ thì hoàn toàn khác nhau. Người em thì hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn, còn người anh thì tham lam, độc ác. Chính vì thế sau khi bố mẹ mất, người anh đã dành toàn bộ tài

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)