Không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 68 - 76)

6. Đóng góp của đề tài

3.4.Không gian, thời gian

Trong truyện cổ tích thần kỳ, hành động được triển khai trên hai bình diện không gian – thời gian. Đó là bình diện không gian – thời gian trực tiếp liên hệ đến nhân vật chính và bình diện không gian – thời gian liên quan đến những lực lượng thù địch của nhân vật chính và những trợ thủ thần kỳ của nó. Nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ, con người gần như không già đi, không ốm đau, không thất bại trước một thế lực phản diện nào,…thậm chí họ còn có thể biến hóa vào thế giới của muôn loài. Vì thế, nhân vật cổ tích sống trong không gian ấy nên làm được nhiều chuyện phi thường mà con người thật không bao giờ làm được như cô Tấm biến hóa thành chim, thành cây, thành quả,…trong truyện “Tấm Cám”. Nói về cuộc đời nhân vật chính. Từ hành động đầu tiên của nhân vật chính cho đến chiến thắng và cuộc kết hôn của nó, nhiều sự kiện đã diễn ra; nhân vật đã qua những không gian rộng lớn, từ xứ sở này đến xứ sở khác, xuống cõi âm, xuống thủy phủ (Thạch Sanh cứu thái tử con vua Thủy Tề ban cho cây đàn thần,…), lên cõi tiên. Prốp nhận xét rằng: “Phôn clo chỉ biết đến những không gian nhận biết do kinh nghiệm, tức là không gian bao quanh nhân vật trong thời điểm hành động. Chỉ có không gian ấy tồn tại mà thôi”. Không gian trong cổ tích là không

gian khép kín, không gian chỉ tồn tại xung quanh nhân vật chính mà thôi còn các nhân vật khác làm gì, ở đâu trong khi nhân vật chính hoạt động thì cổ tích không hề quan tâm. Những lực lượng thù địch của nhân vật chính và những trợ thủ của nó sống trên bình diện không gian – thời gian khác. Ở đây, thời gian trôi chậm rãi đối với nhân vật chính nhưng mau lẹ đối với những yêu quái, ma quỷ, ác thần và những trợ thủ thần kỳ (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng,…). Con đường nhân vật đi từ vương quốc của yêu quái đến thế giới người xa lắc xa lơ. Nhưng yêu quái truy đuổi nhân vật chính cũng đuổi kịp rất nhanh. Mâu thuẫn về không gian và thời gian ấy được “điều chỉnh”

bởi những trợ thủ thần kỳ, bởi vì những vai này cũng sống trong cùng thời gian như lực lượng thù địch của nhân vật chính. Không gian cuộc sống trần thế chủ yếu là không gian làng quê. Có thể là có không gian cung đình trong Tấm Cám, không gian đảo hoang trong Sự tích quả dưa hấu, không gian biển cung với đảo vàng trong Cây khế nhưng về cơ bản là không gian làng quê nơi nhân vật sinh ra và sống phần lớn cuộc đời của mình. Không gian kì ảo đa dạng hơn, gồm: Không gian Thiên phủ (cõi tiên, thiên đình) trong truyện Cóc kiện trời (TV2/tập1)… Thời gian truyện cổ tích gắn với tri giác về tiết tấu câu chuyện kể. Hệ thống trùng lặp (tức là sự nhắc lại từ, câu, đẳng âm) là chỉ báo về tính “một hồi” hay “nhiều hồi” của chuỗi hành động. Chính chúng tạo ra tiết tấu của thời gian truyện cổ tích. Tiết tấu tạo ra sự chờ đợi, đưa người nghe vào câu chuyện kể. Tiết tấu tạo ra sự căng thẳng khi nhân vật chính đối đầu với thử thách hoặc lực lượng thù địch. Như vậy, thời gian của truyện cổ tích là dòng chảy của chuỗi hành động của nhân vật chính – nó chậm chạp hay gấp gáp là do động thái của nhân vật chính. Mâu thuẫn về không gian – thời gian cũng có sự thống nhất: truyện cổ tích là truyện kể về số phận cuộc đời của một nhân vật; bình diện không gian và thời gian trực tiếp liên hệ đến nhân vật chính, do đó, được coi là chủ thể tất cả phục vụ cho việc khắc họa cuộc đời của nhân vật chính.

Không gian trong truyện cổ tích loại vật là không gian sinh tồn và hoạt động của loài vật, hợp nhất giữa không gian tự nhiên vốn tự nó như thể tự thuở hồng hoang xa xưa với không gian sinh hoạt của những con vật và không gian sinh hoạt xã hội của con người.Ở đấy con vật biết nói, biết hoạt động và ứng xử như người. Hai thứ không gian tự nhiên và không gian xã hội kết hợp với nhau tạo nên một “thế giới cổ tích” độc đáo riêng của cổ tích loài vật. Kết quả là người nghe kể chuyện cổ tích về loài vật đều bị cuốn hút vào thế giới cổ tích loài vật cho dù đó là những người lớn khôn ngoan và tỉnh táo hay những trẻ em thơ ngây và dễ tin. Ta có thể thấy rõ điều đó trong các truyện “Quạ và Công ( TV 1,Tập1/trang121)”, “Cò và Vạc (TV3,tập 2/trang 122)”, “Trí khôn ( TV 1,tập 2/trang72)”.

Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt gần gũi với

người kể và người nghe truyện. Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể chẳng những không mấy xa lạ, cách biệt với người nghe mà rất quen thuộc với họ. Đó là khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; kẻ buôn bán và chuyện lừa đảo; người học trò và chuyện thi cử; chốn

cửa quan và chuyện kiện tụng…Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu, trong cuộc sống hằng ngày. Điều này nhận thấy trong những yếu tổ biểu thị không gian ở phần mở đầu truyện đó là: … “tại một làng nọ”,…“vùng đất kia”,…“nhà kia”…Ví dụ: Trong Bông hoa cúc trắng (TV1,tập2/trang 90) không gian mở đầu truyện là “Ngày xưa, tại một làng nọ, có hai mẹ con sống rất hạnh phúc…” hay trong truyện Sự tích cây vú sữa (TV2,tập1/trang 96)” thì yếu tố biểu thị không gian là “Ngày xưa, ở một nhà nọ, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng cậu vùng vằng bỏ đi…” Những yếu tổ chỉ không gian này được nhắc đến như một khái niệm, một ý niệm về không gian chứ không được miêu tả một cách cụ thể. Qua chi tiết được nhắc đến đã gợi ra nhiều khung cảnh làng quê như mò cua, bắt ốc (cá), chăn trâu, đốn củi, cày ruộng, giữ ruộng, trèo cau, dệt vải, chèo đò…trong các truyện như: “Hai anh

em (TV2,tập1)”,“Tấm Cám (TV4,tập2)”,“Kéo cây lúa lên (TV3,tập1)” không gian này

làm cho truyện cổ tích gần gũi, thân thuộc với người nghe, làm cho người nghe dễ đồng cảm với nhân vật bất hạnh trong cuộc sống. Truyện Phân xử tài tình, nhân vật quan lớn được đặt trong không gian công đường. Điều đặc biệt, không gian công đường trong truyện được diễn ra ở rất nhiều nơi, có khi ở công đường, khi tại chợ, khi tại chùa…Trong quan niệm dân gian, công đường không nhất thiết phải là một không gian oai nghiêm, khép kín trong dinh thự quan lớn với sự giám sát chặt chẽ của những người thi hành pháp luật. Công đường trong truyện cổ tích sinh hoạt mang tính quy ước, chỉ cần có quan xử án, có kẻ phạm tội, có nhân chứng là công đường có thể được lập. Chính vì vậy, ba vụ án trong truyện được diễn ra tại ba nơi nhưng với sự thông minh, mưu trí và tài suy đoán, quan sát của quan lớn mà cả ba vụ án đều tìm ra được thủ phạm.

Việc để cho nhân vật được đặt trong những điểm không gian khác nhau là một dụng ý của tác giả dân gian. Với những không gian ấy mỗi người có những cách ứng xử khác nhau mà bộc lộ bản chất cũng như những thói hư tật xấu và phẩm chất của mình. Nói cách khác, không gian là nơi thử thách phẩm chất và trí tuệ con người. Con người phải dùng trí tuệ, nhân phẩm cao quý để vượt qua thử thách và bảo vệ cuộc sống của bản thân mình.

Như vậy, không gian nghệ thuật là khái niệm của thi pháp học chỉ hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hóa thế giới của tác giả, không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính biểu trưng và quan niệm. Do đó thông qua việc tìm

hiểu không gian nghệ thuật, chúng ta có thể hiểu được quan niệm thẩm mỹ, trình độ tư duy cũng như tâm lí sáng tạo của con người ở những thời điểm và địa điểm mà tác phẩm ra đời. Nó mang tính hai mặt là một trong những đặc trưng thẩm mĩ quan trọng của thể loại truyện cổ tích. Không gian kì ảo và không gian hiện thực. Không gian hiện thực là không gian của cuộc sống trần thế, biểu hiện cụ thể trong truyện cổ tích người Việt là không gian làng quê. Dấu ấn làng quê Việt Nam in đậm trong nhiều truyện cổ tích đem lại cho thế giới cổ tích hơi ấm nhân sinh, màu sắc dân tộc, dân dã. Đặc điểm này cho thấy, truyện cổ tích người Việt là sản phẩm tinh thần đích thực của nhân dân lao động, mang đậm thế giới quan, cách nhìn của người nông dân. Màu sắc cung đình, những dấu hiệu của triều đại phong kiến ít có mặt trong truyện cổ tích người Việt. Trong truyện cổ tích người Việt, ít có sự lộng lẫy tráng lệ màu sắc của không gian cung đình mà nổi bật lên vẫn là không gian làng quê. Thậm chí trong những truyện có nhiều chặng thử thách đặt ra với nhân vật. Với kiểu truyện về cuộc hành trình đi tìm hôn nhân của nhân vật thì truyện cổ tích thường có xu hướng mở rộng không gian để thấy được tính chất li kì hấp dẫn cũng như những khó khăn, trở ngại trên con đường tìm kiếm hạnh phúc của con người. Nhưng dù đó là không gian làng quê mang tính hiện thực thì đó cũng không phải là bản thân hiện thực. Bởi vì, khi đi vào tác phẩm văn học, những chi tiết đã trở thành những tín hiệu thẩm mỹ, không gian xác định bằng tọa độ, bằng kích thước, vị trí cụ thể ngoài cuộc sống trở thành không gian nghệ thuật và do đó nó mang tính biểu trưng và ước lệ. Không gian hiện thực đó cũng có nghĩa là không gian của sự sống, nơi diễn ra các hoạt động của con người. Dù trong không gian ấy có đau khổ, áp bức, bất công và nhân dân không thực hiện được ước mơ của mình nhưng con người phải chấp nhận. Tính quan niệm của không gian làng quê ở trong truyện cổ tích cũng được khẳng định ở một phương diện khác như không gian làng quê gắn với sự sống, yên ổn. Bởi vì không gian xa xôi, cũng gắn với sự bất trắc. Nhân vật truyện cổ tích dường như thuộc về một không gian nhất định mà không gian đó quy định đặc điểm, tính cách cũng như quyết định số phận của nhân vật. Con người có sự hài hòa với không gian thân thuộc.

Bên cạnh không gian hiện thực, truyện cổ tích xây dựng một kiểu không gian mang tính đặc trưng là không gian kì ảo. Không gian kì ảo là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của con người nhưng chịu sự chi phối của những quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là quan niệm về tính nhiều tầng của thế giới Thiên đình, Thuỷ phủ, Âm

phủ… Những hình thức không gian đó không tồn tại trong thực tế nhưng nó tồn tại trong ý thức, trong quan niệm của con người, nó mang tính chất biểu trưng, đúng như Gurevich đã nhận xét: “Đôi khi chúng ta không ý thức được rằng thời gian và không

gian không chỉ tồn tại một cách khách quan, chúng còn được con người ý thức và thể nghiệm một cách chủ quan”…Những khái niệm không gian bao giờ cũng bị quy định

bởi nền văn hoá của nó”. Do đó, bên cạnh không gian hiện thực, không gian kì ảo cũng thể hiện được những yếu tố về tư duy, quan niệm và ước mơ của nhân dân lao động.

Thứ nhất, không gian kì ảo là những ước mơ, khát vọng của con người. Ở đó có

hạnh phúc và sự bất tử, có những vật báu kì diệu đem lại hạnh phúc (cây đàn trong Thạch Sanh), có vàng bạc châu báu đem lại sự giàu sang (hòn đảo trong “Cây khế”)…Nói chung là ở thế giới kì ảo con người có thể tìm được tất cả những điều tốt đẹp, sung sướng mà họ không bao giờ có được ở thế giới hiện thực.

Thứ hai, không gian kì ảo là thước đo phẩm chất của con người. Chính vì không

gian kì ảo là nơi chứa đựng những ước mơ giàu sang, hạnh phúc của con người cho nên không phải ai cũng có thể đến được không gian đó. Chỉ có những người đã qua thử thách, bộc lộ được phẩm chất tốt đẹp, trung thực, dũng cảm thì mới đến được không gian kì ảo, được đền đáp, và có kết thúc có hậu vì cứu được Thái tử con vua Thủy Tề mà Thạch Sanh đi xuống Thủy cung, nhận được phần thường là cây đàn thần kì…Những biểu tượng không gian đó mang tính chức năng, đó là môi trường thử thách để ban thưởng hoặc trừng phạt nhân vật.

Trong truyện cổ tích, hai loại không gian đó (hiện thực và kì ảo) luôn tồn tại, đan xen vào nhau, có quan hệ với nhau. Sự tồn tại của mỗi loại không gian này không thể tách rời với loại không gian kia và ngược lại. Nhưng dù là không gian kì ảo hay không gian hiện thực thì không gian nghệ thuật của truyện cổ tích cũng mang tính chức năng và mang tính quan niệm. Đó là những phương tiện để chuyển tải những quan niệm về thế giới, về con người. Đồng thời, chúng cũng tạo nên sự cân bằng trong tâm lí con người, giúp con người giải toả những áp lực trong cuộc sống, mơ ước hướng tới thế giới tương lai.

Không gian cản trở và không gian phi cản trở. Chúng tavẫn thường đề cập đến yếu tố không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích, phân tích những hình thức tồn tại cũng như tính quan niệm của nó. Khi nói đến không gian cản trở và không gian phi cản trở là chúng ta gắn không gian nghệ thuật với những hành động của nhân vật. Sự

cảm nhận của chúng ta về những loại hình không gian này cũng thông qua việc tìm hiểu các hành động của nhân vật. Không gian cản trở là loại không gian gây ra những trở ngại trong quá trình di chuyển của nhân vật, không gian chứa đựng những thử thách, những kẻ thù ngăn cản đường đi của nhân vật. Loại không gian này thường có mặt trong kiểu truyện dũng sĩ, trong những dạng truyện phiêu lưu, những cuộc truy đuổi của kẻ thù… Không gian mang tính cản trở cũng xuất hiện đối với nhân vật địch thủ, nhân vật phản diện: mụ Chằng liên tiếp bị những vật báu mà chàng đi săn vứt lại khiến mụ không thể đuổi kịp (làm cho sông biển nổi lên thành rừng, cho núi sụt xuống thành sông biển)…Không gian cản trở cũng mang tính quan niệm và tượng trưng rõ nét bởi vì nếu vượt qua được những cản trở đó thì con người sẽ đạt được ước mơ, khát vọng của mình.

Không gian phi cản trở được hiểu theo hai hình thức: một là không gian kì ảo trong đó nhân vật di chuyển từ không gian trần thế (hoặc không gian kì ảo) đến không gian kì ảo một cách dễ dàng; hai là không gian hiện thực có khoảng cách giữa các điểm khác nhau nhưng nhân vật cũng có thể di chuyển thuận lợi nhờ những phép màu kì diệu, những vật báu. Hình thức di chuyển mang tính chất thần kì đó vượt ra ngoài quy luật của không gian, thời gian, tốc độ khiến cho chúng ta cảm giác rằng không gian (khoảng cách) đó là không tồn tại. Cho nên, hình thức không gian đó có mặt trong truyện cổ tích nhưng có lẽ chúng không tồn tại trên thực tế.

Điều này là kết quả của tư duy thẩm mỹ mang tính chất nhị nguyên của nhân dân lao động trong thời đại truyện cổ tích. Từ đặc điểm mang tính khái quát này chúng ta có thể đưa ra nhiều cặp mô hình không gian nghệ thuật của truyện cổ tích. Những loại hình không gian đó đã góp phần hình thành thế giới nghệ thuật truyện cổ tích vừa mang tính hiện thực vừa là mơ ước của con người. Không gian truyện cổ tích có một đặc tính là ít chống đối của môi trường vật chất tức là “tính siêu dẫn” của không gian. Mọi hành động của nhân vật đều không gặp trở ngại. Nhân vật di chuyển nhanh, sông núi không ngăn trở, người đi cũng không bị mệt mỏi. Nhân vật giao tiếp cũng không bị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 68 - 76)