0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nhân hóa

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC (Trang 57 -57 )

6. Đóng góp của đề tài

3.1. Nhân hóa

Biện pháp nhân hóa được sử dụng để xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú và đa dạng. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Nhờ sử dụng nhân hoá mà đối tượng được nói đến ở đây trở nên thật sinh động. Qua sự nhân hoá này, chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân vốn có tài ẩn náu, nay hiện ra rất cụ thể, như một con người, tưởng như cũng hành động, cũng nói năng khôn khéo, cũng biết len lõi vào chỗ yếu của con người để tìm nơi dung thân... Sự liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải người thường gắn với cách nhìn, với thái độ của người nói. Cho nên, bằng nhân hoá, người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo. Trong nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hoá vừa là để miêu tả đối tượng không phải con người, làm phương tiện, làm cái cớ để thể hiện tình cảm riêng, sâu kín của mình. Do có cả chức năng nhận thức và tình cảm, cho nên nhân hoá được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau như khẩu ngữ tự nhiên, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ chính luận...

Với truyện Sự tích cây vú sữa (TV2/tập1), phép nhân hóa được sử dụng khi bà mẹ biến thành cây vú sữa ở trước nhà. Về tới nhà khung cảnh mọi vật vẫn y nguyên, khóc lóc gọi mẹ mà không thấy mẹ đâu, cậu gục xuống ôm cây xanh trong vườn. Cây xanh ấy chính là người mẹ hóa thành khi đau buồn mòn mỏi chờ đợi con trong vô vọng. Tán lá, là một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. cây rung rinh như bàn tay mẹ âu yếm vỗ về, quả ngọt ngào thơm mát như dòng sữa mẹ. Chính vì vậy, sau này người ta gọi cây ấy là cây vú sữa.

Truyện Cò và Vạc (TV3/tập2), tác giả dân gian đã sử dụng phép nhân hóa để nói về Cò và Vạc. Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ được thầy cô và bạn bè yêu mến. Vạc thì lười biếng , không chịu học hành, suốt ngày chui rúc trong cánh để ngủ, bi bạn bè chê, không quý mến. Nhờ biện pháp nhân hóa, Cò biết kiếm ăn, biết chăm chỉ và đặc biệt là chú ham đọc

sách. Chính vì vậy, kết thúc câu chuyện chúng ta sẽ cảm thấy yêu mến chú Cò chăm chỉ và cũng khuyên các em không nên lười biếng như chú Vạc.

Truyện Cóc kiện trời (TV2/tập1), tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, yếu tố hư cấu để xây dựng cốt truyện và các nhân vật trong truyện. Trong thực tế sẽ không thể có chuyện một con Cóc nhỏ bé biết nói được tiếng người, lại còn thông minh. Dũng cảm kêu gọi các loài vật cùng nhau đoàn kết để bắt Ngọc Hoàng phải cho mưa xuống cho muôn loài. Hay trong truyện Cây khế (TV4/tập1), chi tiết con chim lạ biết nói tiếng người và việc ăn khế trả vàng cũng được tác giả dân gian sử dựng biện pháp nhân hóa, yếu tố hư cấu hợp lí. “Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại: “Ăn một quả trả một cục vàng!May túi ba gang mang đi mà đựng”.

Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi”.

Với nghệ thuật nhân hóa đó, tác giả dân gian đã gửi gắm những ước mơ, lí tưởng, khát vọng của mình vào một cuộc sống tốt đẹp, ấm no và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC (Trang 57 -57 )

×