Nhân vật loài vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 29 - 34)

6. Đóng góp của đề tài

2.1. Nhân vật loài vật

Cơ sở xưa nhất của truyện cổ tích về loài vật là những truyện kể có tính chất thần thoại về loài vật – những truyện kể in đậm dấu ấn những quan niệm của người thời cổ về tự nhiên, như tín ngưỡng vật linh, ma thuật,v.v… Những truyện kể ấy chắc hẳn đã nảy sinh từ nhu cầu của người thời cổ, đặc biệt là người săn bắt, muốn đúc kết những kinh nghiệm và hiểu biết về đời sống và tập tính của một số các con vật ít nhiều có liên quan đến cuộc sinh tồn của họ để truyền dạy cho lớp người trẻ. Về sau, những truyện kể ấy mất dần tính chất thần thoại, trở thành truyện cổ tích về loài vật. Đó là quá trình những dấu vết của những quan niệm hư ảo về thế giới mờ nhạt dần, những mô típ tối cổ như sự sợ hãi và sùng bái vật tổ được hiểu lại, những xung đột gắn với tín ngưỡng vật linh biến thành xung đột mang tính chất sinh hoạt – xã hội. Đó là quá trình con người chinh phục loài vật. Bằng chứng về quá trình này – bằng chứng mà M.Gorki gọi là “dư âm của cái thời con người bắt thú về nuôi làm gia súc” – cũng là một mô típ rất cổ trong truyện cổ tích về loài vật. Nhưng, khi những truyện kể có tính chất thần thoại về loài vật, nghĩa là khi người ta không còn thực sự tin vào tính chất có lý tính của những quan hệ giữa các con vật nữa, thì cũng diễn ra điều có vẻ nghịch lý là “xã hội

loài vật” trong câu chuyện kể ngày càng “tương ứng” với xã hội loài người, và các

con vật càng mang những tính cách rõ nét của loài người (như con hổ hung bạo, con sói tham lam, con cáo xảo quyệt, con thỏ tinh khôn,…). Những con vật trong truyện cổ tích loài vật hầu hết đều được nhân cách hóa (biết nói năng, suy nghĩ và hành động như con người) nhưng nhìn chung đều mang tính chất “trần gian” thực tại chứ không siêu nhiên, kì ảo như các con vật trong cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích loài vật không có những con vật được lí tưởng hóa một cách tuyệt đối và nói chung nó cũng không có lối kết thúc “có hậu” một cách phổ biến và công thức. Trong thế giới cổ tích, nhân vật loài vật hết sức phong phú và đa dạng. Bước vào thế giới nhân vật này, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều con vật gần gũi xung quanh cuộc sống.

2.1.1. Nhân vt loài thú

Theo tác giả dân gian, truyện Trí Khôn (TV1/tập2).“Một con cọp từ trong rừng đi

từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần hỏi Trâu:

- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy? Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!... Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả. thì thực chất trước đây trâu vẫn có hàm răng trên, hổ có bộ lông vàng chứ không phải những vằn đen như bấy giờ” [17;72], thì thực

chất trước đây trâu vẫn có hàm răng trên, hổ có bộ lông vàng chứ không phải những vằn đen như bấy giờ. Hổ rất kiêu ngạo tỏ ra oai vệ, ta đây là to lớn, có sức mạnh làm muôn loài phải khiếp sợ nhưng khi nhìn thấy con trâu to lớn bị bác nông dân đánh đập, quát tháo thì Hổ rất tò mò muốn biết. Sau khi hỏi trâu, Hổ biết được con người có trí khôn và càng tò mò hơn và rất muốn xem cái trí khôn ấy như thế nào mà có thể điều khiển mọi vật. Vì quá tò mò, Hổ bị bác nông dân lừa buộc vào gốc cây để Hổ không ăn thịt trâu trong lúc về nhà lấy trí khôn. Sau khi trói Hổ, bác nông dân chất rơm xung quanh và châm lửa đốt Hổ, dây thừng cháy hổ mới thoát thân chạy vào rừng sâu, những vết vằn đen trên lưng hổ cũng có từ đó. Riêng về phần trâu khi thấy bác nông dân trừng trị Hổ thì cưới rất hả hê và bị va vào tảng đá nên mất hàm răng trên. Câu chuyện là lời giải thích nhẹ nhàng, thú vị cho đặc điểm của trâu và hổ và ca ngợi trí thông minh của con người lao động, ước muốn làm chủ và chế ngự thiên nhiên. Con người tuy nhỏ bé nhưng sở hữu trí khôn mà không loài vật nào khác có. Hay đặc điểm của các con vật như: thỏ chạy nhanh, rùa chạy chậm, trong câu chuyện Rùa và Thỏ (TV1/tập2) vì ỷ thế mình chạy nhanh nên Thỏ đã nhởn nhơ, thong thả hái hoa, bắt bướm rồi ngủ bên đường còn Rùa biết mình chạy chậm chạp nhưng đã cố gắng hết sức để về tới đích. Kết quả là Thỏ tỉnh dậy và thấy Rùa đã gần tới đích, khi đỏ Thỏ vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp nữa. Câu chuyện nêu lên đặc điểm của hai con vật Thỏ và Rùa, Thỏ nhanh nhẹn nhưng quá tự tin, khinh địch, coi thường và luôn chế giễu Rùa, còn Rùa biết mình chậm chạp nên đã kiên trì, cố gắng nổ lực để về tới đích, dạy cho Thỏ bài học về tính tự cao, khinh thường người khác. Qua đây tác giả dân gian cũng muốn giáo dục con người phải biết khiêm tốn trước những lợi thế mà mình có, không được chế giễu điểm yếu, biết cố gắng , khắc phục khuyết điểm của mình.

Hay trong truyện Cóc kiện Trời (TV3/tập2). Cóc là con vật không hề xa lạ với

cuộc sống của người dân Việt Nam ta, Cóc có nhiều ở vùng nông thôn, mỗi khi Cóc nghiến răng tức là trời sắp mưa. Đó là kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình sinh hoạt và lao động của nhân dân mà có được. Tác giả dân gian, thông qua một câu chuyện ý nghĩa, mang tính cộng đồng. Ở đó là một thế giới loài vật như thế giới loài người. Cóc tuy nhỏ bé nhưng đã tập hợp, điều khiển được các con vật khác khiến Ngọc Hoàng cũng phải chịu thua: “Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên

đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh: “ – Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được trời. Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trời đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động”.[21;122]

Những con vật như Cọp, Gấu, Cáo chúng đầy sức mạnh và tinh ranh, gian xảo khi đứng trước cửa thiên đình đều run sợ chỉ có Cóc là dám lên tiếng chỉ huy mọi người để nói lên nguyện vọng của mình với Ngọc Hoàng. Cóc tuy nhỏ bé thôi nhưng hết sức gan dạ, dám làm những điều mà những người khác không dám. Đặc điểm này lí giải cho Cóc bởi thế dân gian có câu: “Gan như cóc tía” để chỉ những người có đức tính gan lì, không sợ sệt và dũng cảm. Ngoài ra, sau khi cho mưa xuống, Ngọc Hoàng còn dặn “Khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền” nên sau này cứ hễ Cóc nghiến răng là trời sắp mưa, đây là một kinh ngiệm quý báu cho người nông dân Việt Nam trong trồng trọt và chăn nuôi, canh tác khi mà tất cả đều phụ thuộc vào trời đất. Với Cóc, con vật nhỏ bé nhưng gan lì đã dám đứng ra kiện Ngọc Hoàng vì sao ba năm rồi không cho mưa xuống khiến mọi vật khô héo và cách bày binh bố trận của Cóc đã đối phó lại khi Ngọc Hoàng tức giận nhưng cũng phải nể phục và sợ Cóc lên quấy phá nhà Trời nên dân gian mới có câu:

Con Cóc là cậu ông trời Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho

Qua đó, ta thấy loài vật cũng có mối quan hệ gia đình , bạn bè, thù địch. Tác giả dân gian đã biến những loài vật bình thường trở nên sinh động, mượn thế giới loài vật

ấy để nói lên cuộc sống, những điều gặp phải trong xã hội và muốn thông qua đây răn dạy cho con người những điều hay, lẽ phải. Quan hệ bạn bè giúp đỡ lẫn nhau, thể hiện được mối quan hệ tương trợ. Thế giới loài vật đa dạng, phong phú. Chúng sống với nhau và có mối quan hệ tương quan. Với câu chuyện Cóc kiện trời, những nhân vật đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống và mối quan hệ của chúng. Với các đại từ xưng hô tôi, bác, chú, anh, chị…cho ta thấy một điều, các con vật sống với nhau rất hòa thuận, tình cảm và rất đoàn kết. Lên tới thiên đình “Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp

vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi…Ngọc Hoàng giận lắm, bèn sai bầy gà ra mổ Cóc. Bầy Gà vừa ló ra khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xông ra vồ Gà…Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai mộ toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quất chết toán lính không sót người nào”. Từ

những chi tiết trên cho thấy, các con vật đã đoàn kết, hợp sức lại, bảo vệ lẫn nhau để Ngọc Hoàng cho mưa xuống, đem lại cuộc sống cho mọi người dưới trần gian.

Truyện Tìm ngọc (TV2/tập1) kể về: “Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng cho chàng một viên ngọc quý. Có người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc hiếm, bèn đánh tráo. Chàng trai rất buồn. Thấy vậy, Chó và Mèo xin chủ đi tìm ngọc. Đến nhà người thợ kim hoàn, Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. Quả nhiên, con chuột tìm được. Ra về, Chó tranh ngậm ngọc. Lúc qua sông, nó làm rơi viên ngọc xuống nước…Lần này, Mèo đội ngọc trên đầu. Nào ngờ, vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống đớp ngọc rồi bay lên cao. Mèo nghĩ ra một mẹo. Nó nằm phơi bụng vờ chết. Quạ trúng kế, sà xuống toan rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van lạy, xin trả lại ngọc. Lần này, Chó và Mèo mang ngọc về được đến nhà. Chàng trai vô cùng mừng rỡ, càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa.” [18;138]. Qua đó ta thấy được rằng, Chó và Mèo là những vật nuôi

trong nhà rất tình nghĩa và thông minh, thực sự là bạn của con người. Cần phải yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi trong nhà vì chúng là những con vật có ích và rất tình cảm.

Vì thế ở truyện cổ tích loài vật vừa có nội dung sinh hoạt vừa có nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau, và hai mặt nội dung đó gắn bó hòa quyện với nhau rất chặt nhiều khi rất khó tách bạch. Truyện cổ tích loài vật ngoài việc phản

ánh sự ra đời, đặc điểm của các loài vật, những con vật nuôi hoang dã hoặc trong nhà con gián tiếp phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người. Những con vật trong cổ tích loài vật hầu hết đều được nhân cách hóa (biết nói năng, suy nghĩ, và hành động như con người) nhưng nhìn chung đều mang tính chất “trần gian” thực tại chứ không siêu nhiên, kì ảo như các con vật trong cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích loài vật không có những con vật được lí tưởng hóa một cách tuyệt đối mà nói chung nó cũng không có lối kết thúc “có hậu” một cách phổ biến và công thức.

2.1.2. Nhân vt loài Chim

Thế giới loài Chim muôn màu muôn vẻ với đầy đủ màu sắc. Trong truyện Quạ và Công (TV1/tập 1). Công là loài được xem như là chúa tể bởi sở hữu một bộ lông

tuyệt đẹp. Còn Quạ lại là con vật được con người xem là đen đủi, đem lại điều xấu mỗi khi nó xuất hiện vì nó sống ở những nơi thiếu bóng con người và khoác trên mình bộ lông đen tuyền. Quạ được xem là một con vật khéo tay, tỉ mỉ vì vậy với tài nghệ thuật của mình. Quạ đã tô màu cho người bạn của mình là Công trở thành loài sở hữu bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và rất sặc sỡ, còn Công thì không khéo tay như Quạ và lúc vẽ cho Quạ thì đã không còn thời gian. Vì vậy, Quạ lấy lọ màu đen đổ lên khắp người. Tuy là bạn nhưng giờ đây Công là loài vật có bộ lông đẹp nhất, được mọi người chiêm ngưỡng còn Quạ thì bị xem như là con vật đen đủi, mang lại vận xui. Quạ trốn vào tận rừng sâu để không ai thấy mình nữa.

Là bạn bè với nhau, các con vật luôn muốn giúp đỡ bạn mình trở nên tốt hơn, đẹp hơn. Đó mới là tình bạn chân chính thật sự. Tuy là những loài vật nhưng qua trí tưởng tượng và óc sáng tạo của tác giả dân gian chúng lại trở nên sinh động, có tình cảm, có cuộc sống và các mối quan hệ với cộng đồng loài như của con người.

Hay trong truyện Cò và Vạc (TV2/tập 1). Đây là những con vật gắn liền với đời sống lao động con người của người dân Việt Nam trên cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nhận thấy sự giống nhau của Cò và Vạc nên tác giả dân gian đã kết chúng thành anh em. Tuy nhiên, dưới con mắt của họ, hai anh em này tính cách lại rất khác nhau “Cò ngoan ngoan, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ”. Là anh, Cò luôn khuyên răng em học hành chăm chỉ nhưng Vạc vẫn không chịu nghe lời. Kết quả là Cò học giỏi nhất lớp còn Vạc thì chịu dốt. Như vậy ta thấy rằng, tình anh em trong tâm thức của người Việt Nam xưa thì người anh cả vẫn giỏi dang, biết lo lắng, quan tâm

cho người em của mình, còn người em luôn ỷ lại, không biết cố gắng phấn đấu vươn lên. Ở đây, có sự yêu ghét rõ ràng, điều này thể hiện ở việc Cò được bạn bè, thầy cô yêu mến còn Vạc thì vì sợ chúng bạn chê cười nên chỉ dám kiếm ăn vào ban đêm. Đây cũng chính là lời giải thích của tác giả dân gian về thời gian kiếm ăn của Cò và Vạc, cũng như dúm lông màu vàng nhạt dưới cánh của Cò, người ta bảo đó là quyển sách, vì Cò chăm học nên lúc nào cũng mang theo bên mình. Câu chuyện muốn nhắn nhủ tới mỗi người rằng cần siêng năng, chăm chỉ học tập thì sẽ dành được kết quả cao và được mọi người quý mến.

Truyện cổ tích là sáng tạo của nhân dân, đó là trí tưởng tượng của con người để giải thích cho sự hình thành thế giới nhân vật loài vật một cách đơn giản, và có những câu chuyện hết sức cảm động và ý nghĩa. Nó thể hiện mối quan hệ của các loài vật như của con người với mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong đó tình yêu thương của những người trong gia đình, sự quan tâm của bạn bè dành cho nhau và những người xung quanh giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn. Đây là những câu chuyện mang tính giáo dục cao, cung cấp cho các em nhiều kiến thức bổ ích và nhiều điều đáng để các em học tập.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích ở chương trình tiếng việt tiểu học (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)