0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nhân vật thông minh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC (Trang 48 -48 )

6. Đóng góp của đề tài

2.3.3. Nhân vật thông minh

Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời muộn hơn hai tiểu loại truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích thần kỳ nên nhận thức của các tác giả dân gian về con người và cuộc sống có sự thay đổi. Đây có thể là lí do giải thích rằng con người trong cổ tích sinh hoạt đã nhận thức được một chân lí là chỉ có thể giành thắng lợi và hạnh phúc bằng sức mạnh của trí tuệ, mưu mẹo và sự thông minh. Vì vậy, tác giả dân gian đã xây dựng thành công kiểu nhân vật mới – nhân vật mưu trí mà ở hai tiểu loại kia không có. Sự thông minh của nhân vật được thẻ hiện ở cách ứng xử trong sự việc, tình huống diễn ra trong gia đình, cuộc sống. Nhân vật mưu trí được thể hiện rất phong phú: đó là người vợ, người chồng thông minh, em bé thông minh, người con thông minh, người cha thông minh, ông quan thông minh…

Truyện cổ tích sinh hoạt khi xây dựng kiểu nhân vật thông minh, mưu trí đã rất chú ý đến một đối tượng mới mà các thể loại khác ít đề cập đó là những em bé thông minh. Những em bé thông minh này đều là những đứa trẻ từ 7 đến 12 tuổi, đều xuất hiện từ hoàn cảnh nghèo khó, quanh năm lao động bên ruộng đất luống cày. Các em bé thông minh này đều là những đứa con có hiếu, chúng luôn tìm mọi cách giúp cha mẹ, gia đình vượt qua khó khăn, thử thách. Điều đặc biệt, bản chất trí tuệ sáng suốt trong các em chỉ bộc lộ khi có hoàn cảnh bất thường. Truyện Cậu bé thông minh (TV3/tập1) nhân vật em bé được đặt trong hoàn cảnh bất thường. Đó là việc nhà vua rao tìm người tài giỏi giúp nước nhưng tìm mãi chưa được. Rồi “Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong

vụng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha: Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này…Đến trước cung vua, cậu bé khóc òm sòm. Vua cho gọi vào, hỏi: Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ? Muôn tâu Đức Vua – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi. Vua quát: Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! Cậu bé đáp: Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đua cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài”[20;5]. Từ chuyện đó mà nhà vua và các quan trong triều khâm phục một đứa trẻ

7,8 tuổi nhưng lại có mưu trí sáng suốt hơn cả làng. Nhà vua muốn thử trí thông minh của đứa trẻ bèn sai người “ mang tới một con chim sẻ ra lệnh cho họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn”. Đứa trẻ thông minh đưa cho sứ giả một cái kim may và bảo: “ông cầm lấy

cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi một con dao để xẻ thịt chim”. Nhân vật em bé đã

tỏ ra mưu mẹo khi biết vận dụng chiêu “lấy độc trị độc” từ kinh nghiệm dân gian để đối phó với những người “cầm cân nảy mực”.

Hay trong truyện Mồ côi xử kiện (TV3/tập1) nói về một em bé mồ côi thông

minh, hoạt bát nên được quan đưa về nhà hầu điều đóm. Trong những lần xử kiện, quan đều cho Mồ côi đi theo. Vì vậy, dần dần Mồ côi cũng biết cách xử kiện…Một hôm có một vụ chủ quán ở chợ kiện một ông cụ già…

“- Hôm nay nhà chúng tôi bị ông cụ này làm động. Ông cụ vào hàng, giở gói cơm nắm ra ăn. Vừa ăn cụ vừa nhìn chằm chằm vào tù hàng đựng đầy thức ăn…Vì cụ hít và nuốt hết mùi thức ăn của thịt, nên cửa hàng tôi hôm nay không bán được cho ai nữa. Sau khi hít hết hương vị thịt hàng của tôi để ăn xong bữa cơm, ông cụ cảm ơn một câu rồi ra đi và không trả tiền. Bất đắc dĩ tôi phải đưa ông cụ đến đây để nhờ quan lớn minh xét”. Sau một lần tra hỏi, mồ côi đã “thản nhiên lấy hai đồng bạc của ông cụ bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho cụ già và nói: - Cụ hãy cầm bát xóc lên cho đủ mười lần. Còn chủ quán, ông hãy chịu khó vểnh cả hai tai lên mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kếu lạch cạch đến mười lần, Mồ côi phán: Ông cụ già này đã hít hương vị tất cả lợn quay, gà luộc, vịt rán của nhà hàng, mà những món ấy giá trị đến hai mươi đồng bạc trắng. Bây giờ, chủ quán cũng nghe được đủ tiếng kêu cũng những đồng bạc trắng rồi đấy. Thế là ông già này đã bồi thường cho ông đủ số. Như vậy là công bằng: một bên hít mùi thịt một bên nghe tiếng bạc. Nói xong, Mồ côi trả lại hai đồng bạc trắng cho cụ rồi tuyên bố kết thúc vụ kiện”.[20;139].

Hay trong truyện Ăn mầm đá (TV4/tập2) kể về Trạng Quỳnh là người rất thông minh, ông thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bênh vực dân lành. Một hôm Chúa Trịnh phàn nàn rằng đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon. Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn. Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm. Nhưng cuối cùng, chúa không được ăn món mầm đá vì thật ra không hề có món đó mà chúa được trạng cho ăn món tương. Chúa ăn rất ngon vì đói thì ăn gì cũng rất ngon. Nhân vật Trạng Quỳnh rất thông minh, vừa giúp được chúa vừa khéo chê chúa. Là một người rất hóm hỉnh. Câu chuyện ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.

Nhà văn M.Gorki đã từng nhận xét: “Truyện cổ tích mở ra trước mắt tôi một cánh cửa nhìn vào cuộc đời, trong đó có một lực lượng tự do không biết sợ đang tồn tại và hoạt động, ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn”.[27]. Ước mơ về cuộc sống tốt

đẹp công bằng của nhân dân được gửi gắm vào trí tuệ. Sự công tâm của những ông quan thanh liêm. Xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống còn nhiều bất công, ngang

trái, các tác giả dân gian đã xây dựng thành công nhân vật thông minh mưu trí là các ông quan. Đặc điểm nổi bật của các ông quan mưu trí được thể hiện rõ nét khi xử kiện, các ông quan đã kết hợp giữa lý và tình, giữa trí tuệ bản thân và kinh nghiệm dân gian trong công việc xét xử. Trong mỗi vị “quan tòa” luôn chứa đựng tình thương đối với con người. Tình thương chính là xuất phát điểm để họ đi đến hành động đúng đắn. Tình thương cũng chính là mục đích để họ hành động. Vì tình thương họ sẵn sàng “miên man suy nghĩ” trong đêm để cố tìm ra lẽ công bằng, hạnh phúc cho nhân dân lao động.

Truyện Phân xử tài tình ngợi ca một ông quan huyện có tài xét xử, có vụ án nào trong dân gian mà rắc rối, gay go mọi người đều bó tay thì ông đều tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng đúng người, đúng tội. Trong truyện này tác giả dân gian đã làm rõ tài năng xử kiện của ông thông qua ba vụ án.

Vụ án thứ nhất, đó là chuyện hai người đàn bà cùng tranh nhau một tấm lụa, ai cũng bảo là của mình, không ai chịu nhường ai. Vụ án như không tìm ra lời giải khi mà cả hai đều có vật chứng chứng tỏ họ có dệt vải và cùng đem ra chợ bán vào buổi sáng. Trước tình huống đó, quan huyện cho cắt tấm vải chia đôi để xem thái độ của hai người đàn bà. Quả nhiên có hiệu quả, một người đã khóc thút thít. Quan huyện liền đưa ra kết luận: chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc kia. Chính bằng trí thông minh, tài quan sát ông quan huyện đã đem lại công bằng cho người bị hại.

Vụ án thứ hai, là một người đàn bà bị mất trộm gà. Bà ta chửi bới kẻ bắt trộm gà của mình đã hai ngày nay. Quan huyện tới dùng lời khuyên can nhưng vô ích, quan ra lệnh: “Ta cho mỗi người tát cho mụ một cái vào má, cho rõ đau để trả nợ việc mụ xúc

phạm đến sự yên tĩnh của xóm làng”. Chính hành động đó của quan đã giúp người đàn

bà và dân làng biết được thủ phạm ăn trộm gà là ai? Chỉ có tên ăn trộm mới căm tức mụ ta, vì mụ đã gào đến tam đại nhà mình lên. Thủ phạm cứ theo đúng lệnh quan vả cho mụ một cái thật đau nhưng hắn đâu biết rằng quan huyện đã chú ý quan sát từng người đến tát người đàn bà bị mất trộm. Khi hắn vừa tát xong quan huyện đã vạch đúng tội trạng và tâm lý của hắn. Như vậy, quan huyện lại tìm ra được thủ phạm cho vụ án thứ hai không có manh mối, tìm lại lẽ công bằng cho người bị hại.

Vụ án thứ ba quan huyện giúp sư cụ tìm thấy số bạc đã mất. Cũng như hai vụ án trên, quan huyện đều dùng đòn tâm lý đánh vào kẻ gian. Trong vụ án này, quan huyện

cho tất cả mọi người trong chùa cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi bảo: “Nếu đúng

kẻ gian, đức Phật sẽ làm cho hạt thóc trong tay nảy mầm”. Mọi người vừa chạy, vừa

niệm phật, chỉ duy có một chú tiểu thỉnh thoảng lại hé tay cầm thóc ra xem. Và cũng nhờ “chiêu” này đã giúp quan tìm ra được kẻ trộm đó chính là chú tiểu, vì chỉ có kẻ có tật giật mình , thỉnh thoảng lại nhìn trộm như thế.

Như vậy cả ba vụ án trong Phân xử tài tình đều không có manh mối, nhưng bằng trí tuệ của bản thân, kinh nghiệm của dân gian, quan huyện đã dùng đòn tâm lý đánh thắng vào kẻ gian vạch đúng ý đồ tội lỗi khiến họ phải cúi đầu nhận tội.

Việc xây dựng nhân vật thông minh mưu trí đã làm cho thế giới nhân vật trong truyện cổ tích trở nên đa dạng, phong phú. Con người bằng trí tuệ, tài năng, sự nhanh nhẹn và và mưu trí của mình đã giành được thắng lợi, giành được hạnh phúc. Thông qua kiểu nhân vật thông minh, tác giả dân gian muốn đề cao sức mạnh trí tuệ của con người. Chính trí tuệ của con người, đã giúp họ làm chủ được số phận của chính mình, chiến thắng được những thế lực đàn áp.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC (Trang 48 -48 )

×