Các ch tiêu ánh giá năng lực cạnh tranh trong tín dụng DNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 31 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.4. Các ch tiêu ánh giá năng lực cạnh tranh trong tín dụng DNN

của NHTM

Trên thế giới, lĩnh vực ngân hàng chƣa có một phƣơng pháp luận chung để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đƣợc kiểm nghiệm và chứng minh. Trong khi đó, đánh giá năng lực cạnh tranh là một việc làm cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời phát hiện các vấn đề cần giải quyết, kịp thời đƣa ra các chính sách thích hợp để đảm bảo thành công trong kinh doanh.

Do đó, để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại, cần sử dụng một hệ thống bao gồm các chỉ tiêu định lƣợng và định tính theo các nhóm sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu về năng lực tài chính của ngân hàng

- Quy mô vốn điều lệ: vốn đóng góp của các thành viên, cổ đông và đƣợc ghi vào điều lệ ngân hàng,

- Quy mô vốn chủ sở hữu: nguồn vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu ngân hàng đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh,

- Tổng tài sản: tổng các khoản mục tài sản hình thành từ quá trình sử dụng vốn, phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, bao gồm: ngân quỹ, chứng khoán, tín dụng, tài sản ủy thác, hùn vốn, tài sản cố định, các tài sản ngoại bảng khác,

+ Lợi nhuận sau thuế = (Thu từ lãi – Chi trả lãi) + (Thu khác – Chi khác) – Thuế thu nhập

+ Lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản + Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng phòng ngừa chống đỡ rủi ro:

+ Hệ số an toàn vốn (CAR) = (vốn cấp I + vốn cấp II)/Tài sản có rủi ro (1.4)

+ Tỷ lệ nợ xấu = nợ xấu/ Tổng dƣ nợ

(2) Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của ngân hàng

- Doanh số các sản phẩm (huy động, tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ,…),

- Thị phần của các sản phẩm (huy động, tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ,…),

- Danh mục sản phẩm phản ánh sự đa dạng và khả năng phát triển sản phẩm,

- Chất lƣợng, giá cả sản phẩm.

Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng thƣờng sử dụng nhiều công cụ cạnh tranh khác nhau .Trong đó giá cả, số lƣợng sản phẩm, số lƣợng điểm giao dịch, thời gian cung ứng sản phẩm dịch vụ là các chỉ tiêu định lƣợng, các chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu định tính.

Bảng 1.3. Tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh trong tín dụng của NHTMCP

STT CHỈ TIÊU CHI TIẾT

1 Giá cả - Lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi - Các loại phí

2 Năng lực công nghệ

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin.

- Hệ thống phần mềm ứng dụng.

3 Sản phẩm, dịch vụ

- Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. - Tiện ích của sản phẩm & dịch vụ.

- Thời gian, chất lƣợng cung cấp dịch vụ. - Quy trình nghiệp vụ

4 Quản lý điều hành và nhân sự

- Số lƣợng và chất lƣợng nhân sự - Mô hình tổ chức

- Năng lực quản trị & điều hành của ban lãnh đạo.

5 Mạng lƣới và kênh phân phối

- Số lƣợng chi nhánh, điểm giao dịch trên địa bàn. - Sự phân bổ các điểm giao dịch hợp lý theo địa lý và thị trƣờng.

- Công tác quản lý, giám sát hoạt động chi nhánh;

6 Nhận diện thƣơng hiệu

- Mức độ nhận biết thƣơng hiệu so với đối thủ của các khách hàng.

- Mức độ tin tƣởng, trung thành của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 31 - 34)