CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân đội trong tính dụng
3.3.3. Cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ
Cạnh tranh bằng sản phẩm bao hàm sự đa dạng của sản phẩm, sự khác biệt hóa của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, tính năng và giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu về hiệu quả tài chính và sự hài lòng của khách hàng. Cạnh tranh bằng sản phẩm là hình thức cạnh tranh đa dạng, tinh vi và đƣợc đánh già là hiệu quả, bền vững nhất, thể hiện qua các nội dung:
- Đa dạng hóa sản phẩm: kinh tế càng phát triển, nhu cầu của khách
hàng về các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng. Các đối tƣợng khách hàng khác nhau lại có nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Do đó, các ngân hàng ngày càng triển khai nhiều sản phẩm hơn nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu khách hàng, thu hút nhiều đối tƣợng khách hàng
- Khác biệt hóa sản phẩm: Khi các ngân hàng đều cố gắng đƣa ra một
danh mục các sản phẩm dịch vụ đa dạng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thì việc khác biệt hóa sản phẩm là một chiến lƣợc cạnh tranh sáng suốt và hiệu quả. Khác biệt hóa sản phẩm tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm của mỗi ngân hàng, thậm chí ngân hàng có thể tạo khác biệt đến từng khách hàng thông qua cách thức nhận biết nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận và phục vụ chăm sóc khách hàng. Khác biệt hóa sản phẩm là cách thức hiệu quả nhất để khuyến khích sự trung thành của khách hàng. Cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm thƣờng đi cùng với chiến lƣợc khách hàng trọng tâm, vì khi hƣớng vào một nhóm đối tƣợng khách hàng nhất định, việc tạo ra các khác biệt cho sản phẩm sẽ thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng
- Gia tăng tính năng, tiện ích, chất lƣợng của sản phẩm: Nhằm tạo cho
khách hàng thấy thỏa mãn, yên tâm, hài lòng khi sử dụng dịch vụ, ngân hàng không ngừng cải tạo chất lƣợng dịch vụ để dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn, an
toàn hơn và tạo thêm các giá trị gia tăng cho sản phẩm. Khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ thƣờng xuyên so sánh sản phẩm giữa các ngân hàng. Việc tạo ra các sản phẩm thuận tiện, an toàn, mang lại nhiều lợi ích hơn so với sản phẩm của các ngân hàng khác sẽ giúp ngân hàng thu hút khách hàng, do đó gia tăng thị phần và lợi nhuận.
- Gia tăng chất lƣợng phục vụ, chăm sóc khách hàng: bản thân các sản
phẩm ngân hàng là dịch vụ, do đó chất lƣợng phục vụ, chăm sóc khách hàng là một phần của sản phẩm. Chất lƣợng phục vụ thể hiện ở thái độ, tác phong, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng của nhân viên ngân hàng. Để có thể cạnh tranh thông qua sản phẩm, mỗi ngân hàng phải đầu tƣ cho nâng cấp công nghệ, đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp
Tại MB, bắt đầu từ năm 2015, công tác nghiên cứu, xây dựng sản phẩm đƣợc chú trọng triển khai. Sản phẩm liên tục đƣợc cải tiến, thiết kế, đóng gói phù hợp với từng phân khúc khách hàng/ nhóm khách hàng đặc thù, ngành nghề đặc thù. Bên cạnh đó MB cũng tăng cƣờng các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, phát triển đầy đủ và đa dạng các loại sản phẩm internet banking đáp ứng nhu cầu khách hàng; riêng kênh liên kết với Viettel, MB phát triển đƣợc 07 sản phẩm: Bankplus, nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền, Tiết kiệm, Kiều hối và Vay vi mô; Là ngân hàng duy nhất đƣợc NHNN cấp 3 giấy phép triển khai thí điểm mô hình dịch vụ thanh toán MB-Viettel cho sản phẩm Bankplus, cung cấp sản phẩm Bankplus, cung cấp hệ thống thanh toán MPOS. Về mảng tín dụng DNNVV có thể nói MB là ngân hàng có hệ thống sản phẩm đồ sộ nhất hiện tại của Việt Nam.
- Về sản phẩm tín dụng theo ngành: MB có 23 sản phẩm (xây lắp, nhựa, điều, Bộ công an, Viettel, Thiết bị y tế, Điện…). Trong đó sản phẩm Xây lắp và Bộ công an là 2 sản phẩm tốt nhất thị trƣờng hiện tại.
- Về sản phẩm tín dụng theo chuỗi: MB hiện có khoảng 46 chính sách tài trợ các chuỗi nhà cung ứng/nhà phân phối (Vietnamairline, Hyundai, Thaco, Veam, Chuỗi thƣơng mại ô tô con, FC, Massan, Nutifood…).
- Bên cạnh các sản phẩm tín dụng truyền thống, các gói sản phẩm của MB đều thiết kế kèm theo các sản phẩm bổ trợ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhƣ: Dịch vụ tài khoản, ngân hàng điện tử, thu hộ - chi hộ, tiền gửi, quản lý vốn, thấu chi…
Tuy số lƣợng sản phẩm nhiều và đa dạng tuy nhiên tính chuẩn hóa, chuyên sâu của sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế cũng nhƣ tính khác biệt hóa chƣa cao.
Bảng 3.10. So sánh một số sản phẩm của MB với đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm MBB Đối thủ
Xây lắp
- Tỷ lệ tài trợ lên đến 90% giá trị Quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai từ phƣơng án tài trợ. - Không quản lý tối đa 30% giá trị tạm ứng hợp đồng.
- BIDV:
+ Tỷ lệ tài trợ lên đến 90% giá trị Quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai từ phƣơng án tài trợ.
+ Không quản lý tiền tạm ứng - Techcombank:
+ Quản lý 100% tiền tạm ứng
+ Yêu cầu có tài sản đảm bảo độc lập. Ngân hàng
điện tử
-Số tiền chuyển tối đa 2 tỷ đồng/ngày.
- Số lƣợt chuyển: Tối đa 5 lƣợt
VPbank:
- Số tiền chuyển tối đa 10 tỷ/ngày. - Không giới hạn số lƣợt chuyển.
Sản phẩm tài trợ đại lý Hyundai Thành Công Việt Nam - Giải ngân/phát hành bảo lãnh thủ công. - Quản lý phân tán tại các chi nhánh. Techombank:
- Xây dựng hệ thống giải ngân tự động trên hệ thống khi nhận đƣợc lệnh thanh toán của khách hàng
- Bộ máy quản lý và triển khai sản phẩm tập trung tại khối bán lẻ.
Tăng tính tự ộng hóa, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch.