Cơ cấu bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 60 - 61)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU

3.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội

3.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hình 3.1. Bộ máy tổ chức MB năm 2017

Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 của MB

Trong đó vai trò chức năng của từng bộ phận nhƣ sau:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan đại diện cho các cổ đông có quyền ra quyết định cao nhất của công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề quyền lợi, chiến lƣợc của MB.

Ban kiểm soát: Là cơ quan độc lập đại diện Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, ban điều hành… của MB.

Các khối chức năng: Khối tổ chức nhân sự, khối Quản trị rủi ro, Khối kiểm tra và kiểm soát nội bộ, Khối tài chính kế toán, Khối Mạng lƣới & Quản lý chất lƣợng, Khối Hành chính, Ban pháp chế, Khối thẩm định & phê duyệt tín dụng, Khối vận hành, Khối công nghệ thông tin, Khối Vận hành.

Sáu khối kinh doanh: Khối khách hàng lớn, Khối khách hàng vừa và nhỏ, Khối khách hàng cá nhân, Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối ngân hàng số, Ban khách hàng Chiến lƣợc.

Các chi nhánh đa năng và chi nhánh cộng đồng.

Từ tháng 9/2017, MB tổ chức mô hình kinh doanh mới. Theo đó các chi nhánh trên toàn hệ thống Việt Nam đƣợc chia thành 7 vùng theo vị trí địa lý: Vùng Hà Nội 1, Vùng Hà Nội 2, Vùng miền Bắc, Vùng miền Trung Tây nguyên, Vùng HCM 1, Vùng HCM 2 và Vùng miền Nam.

Địa bàn Hà Nội đƣợc chia thành 2 Vùng với tổng số 32 chi nhánh với 62 PGD trực thuộc các chi nhánh này. Hà Nội là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dƣ nợ, huy động vốn cũng nhƣ lợi nhuận của MB.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 60 - 61)