Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU

2.2. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin

2.2.1. Phương pháp iều tra dữ liệu sơ cấp

2.2.1.1. Phương pháp iều tra bảng hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc đã đƣợc tác giả quy ƣớc sẵn.

Hình 2.2. Quy trình điều tra bảng hỏi

(Nguồn: tác giả ề xuất)

Cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi

Mục tiêu hƣớng đến là giải quyết vấn đề nghiên cứu, kết hợp với hệ thống kiến thức nghiên cứu đƣợc, tác giả xác định các câu hỏi cần thiết xây dựng trong bảng hỏi. Đó phải là những câu hỏi có thể thu thập đƣợc, những dữ liệu cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.

Bƣớc 2: Phòng vấn thử và tham khảo kiến chuyên gia

Để hoàn thiện đƣợc bảng hỏi, đây là bƣớc vô cùng quan trọng. Một bảng hỏi đƣợc thiết kế với "phiên bản đầu” thƣờng có thể gặp các lỗi nhƣ câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi không rõ nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu sai… Do đó, tác giả thực hiện khảo sát thử với một số lƣợng nhất định nằm trong nhóm đối tƣợng mục tiêu thông qua các cách thu thập khác nhau nhằm phát hiện ra những lồi này.

Bên cạnh đó, việc tham khảo những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kể bảng hỏi là điều cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Chuyên gia mà tác giả xin ý kiến góp ý về bảng hỏi là PGS.TS.Trần Anh Tài, chính là giảng viên hƣớng dẫn, giúp tác giả hoàn thiện đề tài một cách đầy đủ, sâu sắc và đúng với thực tế hơn.

Bƣớc 3: Chỉnh sửa và hoàn hiện bảng hỏi

Thực hiện xong bƣớc 2, tác giả sẽ có những điều chỉnh cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh này đƣợc thực hiện nhằm khắc phục các lỗi mà ngƣời khảo sát thử hoặc các chuyên gia đã góp ý.

Bƣớc 4: Thực hiện khảo sát

Sau khi hoàn thiện bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo sát. Lúc này, bảng hỏi sẽ không chỉnh sửa hay điều chỉnh thêm để đảm bảo sự nhất quán trong dữ liệu thu thập.

Có thể bao gồm 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp:

- Với kênh trực tiếp, tác giả sẽ đến gặp đối tƣợng khảo sát và yêu cầu/nhờ họ trả lời bảng hỏi. Cách này mất thời gian và công sức hơn, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả ngay tức thì với số lƣợng bảng hỏi đƣợc trả lời khá nhiều và nguồn dữ liệu thu đƣợc thƣờng có độ tin cậy cao hơn.

- Với kênh gián tiếp, có thể gửi bảng hỏi Online tới các đối tƣợng khảo sát qua email hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với cách này, việc thu thập sẽ không phải mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỷ lệ trả lời thƣờng thấp và dữ liệu thu đƣợc có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan (ngƣời trả lời hiểu sai hoặc không hiểu rõ câu hỏi...).

Thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu:

Bản câu hỏi nghiên cứu đƣợc thiết kế bao gồm 34 câu hỏi, trong đó có 06 câu hỏi hỏi về thông tin giao dịch tín dụng của doanh nghiệp, 01 câu hỏi đánh

giá mức độ quan trọng của các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh trong cấp tín dụng của ngân hàng, 01 câu hỏi mở lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng của MB. Trong 26 câu hỏi về những vấn đề liên quan đến cấp tín dụng cho DNNVV tại MB, mỗi câu hỏi sẽ đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Chọn mẫu:

Đối tƣợng khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội đang có quan hệ tín dụng với MB, Cán bộ nhân viên của MB (mảng khách hàng DNNVV).

+ Số lƣợng phiếu phát ra: 100 phiếu + Số lƣợng phiếu thu về: 70 phiếu + Số lƣợng phiếu hợp lệ: 65 phiếu. + Số cuộc điện thoại khảo sát: 80 cuộc

+ Số cuộc điện thoại khảo sát thành công và đáp ứng yêu cầu: 50 cuộc Thời gian thực hiện điều tra là 20 ngày (từ 05/06/2018 – 25/06/2018). Sau khi thu thập kết quả điều tra, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả, xử lý dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá các chính sách tạo động lực nhân lực.

(Chi tiết các câu hỏi điều tra và kết quả tại Phụ lục 01)

2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Đây là một phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói với đối tƣợng phỏng vấn về mục đích phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn nêu những câu hỏi theo nội dung đƣợc định sẵn. Bản chất của việc phỏng vấn trực tiếp là tiến trình tiếp xúc giữa hai cá nhân, trong đó ngƣời phỏng vấn cố gắng thu thập thông tin, phản ứng, quan điểm của ngƣời đƣợc chọn để phỏng vấn. Ngƣời đƣợc phỏng vấn sẽ đƣợc hƣớng dẫn để hiểu rõ câu hỏi và trả lời đúng hƣớng nghiên cứu.

Trong quá trình nghe đối tƣợng trả lời, ngƣời phỏng vấn có thể chủ động đánh giá vấn đề:

- Đối tƣợng có hiểu rõ ràng câu hỏi không?

- Đối tƣợng có phản ứng gì? Ý nghĩa của phản ứng đối với mỗi câu hỏi. Trên cơ sở đó, tác giả xếp lại các phản ứng vào bảng câu hỏi dự kiến trƣớc và ghi chép vào sổ tay để tổng kết sau đó.

Những doanh nghiệp đƣợc lựa chọn khảo sát là những doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (chủ yếu là các DNNVV đang là khách hàng của MB).

Bản hỏi bao gồm 27 câu hỏi xoay quanh các đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân đội. Các cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế theo hƣớng mở, có định hƣớng;

(Chi tiết các câu hỏi điều tra theo PL 01, PL 02)

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các nguồn thu thập dữ liệu đƣợc cung cấp bởi các phòng ban chức năng, các báo cáo của các ngân hàng, các báo cáo của NHNN, các phân tích của hiệp hội ngân hàng, các công ty chứng khoán...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 48 - 52)